Tiểu hành tinh 'có khả năng gây nguy hiểm' đang đến gần Trái đất

Lê Phương (CBSNews) Thứ năm, ngày 13/01/2022 11:30 AM (GMT+7)
NASA dự đoán rằng tiểu hành tinh, được đặt tên là 7482 (1994 PC1), sẽ bay ngang qua Trái đất vào ngày 18/1.
Bình luận 0
Tiểu hành tinh 'có khả năng gây nguy hiểm' đang đến gần Trái đất - Ảnh 1.

Tiểu hành tinh sẽ bay ngang qua Trái đất vào ngày 18/1. Ảnh: NASA JET PROPULSION LABORATORY

Tiểu hành tinh này được ước tính có kích thước khoảng 1km, gấp đôi chiều cao của Tòa nhà Empire State ở New York. Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tin rằng thiên thể vũ trụ có thể sẽ cách Trái đất khoảng 1.981.398km. Đây sẽ là tiểu hành tinh gần nhất với Trái đất kể từ ngày 17/1/1933, thời điểm ấy nó cách Trái đất khoảng 1.126.540km.

NASA cho biết tiểu hành tinh cũng sẽ đi ngang qua Trái đất vào tháng 7 năm nay, mặc dù ở một khoảng cách xa hơn. Lần tiếp theo nó được dự đoán sẽ bay tới Trái đất ở khoảng cách gần như vậy là phải đến ngày 18/1/2105, ở phạm vi 2.326.795km.

Cơ quan vũ trụ đã theo dõi tiểu hành tinh đặc biệt này kể từ khi nó được phát hiện lần đầu vào tháng 8/1994, họ đã phân loại nó là tiểu hành tinh Apollo, nghĩa là quỹ đạo của nó cắt ngang quỹ đạo của Trái đất và có trục lớn hơn một chút. Nó cũng được phân loại là "có khả năng gây nguy hiểm", theo NASA.

Có hơn một triệu tiểu hành tinh đã được biết đến, và không có gì lạ khi nhiều tiểu hành tinh bay qua Trái đất, phần lớn trong số đó không được quan tâm. Tuy nhiên, có khoảng 25.000 tiểu hành tinh gần Trái đất rộng ít nhất 150m có thể gây hậu quả nặng nề nếu chúng đâm vào Trái đất, theo Nancy Chabot, trưởng phòng khoa học hành tinh tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins.

"Nó có thể quét sạch một thành phố hoặc thậm chí một bang nhỏ", cô ấy nói. "Và vì vậy nó là một mối quan tâm thực sự! Nó là một mối đe dọa thực sự!"


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem