Việc tiêu thụ nông sản của bà con ND nước ta trong suốt nhiều năm trở lại đây luôn lặp lại tình huống, cứ vào vụ là rớt giá, ế ẩm. Theo ông, nguyên nhân nằm ở đâu, do quy hoạch, xúc tiến thương mại hay gì?
Bốc xếp dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: Đàm Duy
- Trên thực tế, để giải quyết việc tiêu thụ nông sản cho ND, từ lâu Chính phủ đã có Quyết định 80, sau đó có Quyết định 62 về vấn đề liên kết 4 nhà. Song qua quá trình thực hiện, tôi thấy việc liên kết đó chưa được tốt khi chúng ta chưa xác định được “nhà” nào là chủ lực, mà đúng ra phải có một nhà chủ công, đứng ra quy tụ được các bên với nhau, chứ còn cứ nói Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp thì rất chung chung và thực hiện không hiệu quả. Theo tôi, chúng ta phải làm sao tạo ra được một sự liên kết, tức doanh nghiệp ký được hợp đồng sản xuất và có trách nhiệm cụ thể với ND. Tôi thấy, hiện mô hình tiêu thụ nông sản tương đối tốt được ND chấp nhận đó là việc Công ty Sữa Vinamilk ký toàn bộ hợp đồng với người nuôi bò, nên nông dân họ biết phải nuôi bò làm sao để có chất lượng tốt, năng suất cao chứ không phải cứ nuôi bò xong, rồi đem sữa ra chợ bán cho người này, người kia.
Có thể thấy, trong việc tiêu thụ nông sản vừa qua, chúng ta không xác định được những cơ quan nào chịu trách nhiệm chính hay ít nhất cũng có sự hỗ trợ, giúp đỡ ND?
Quan điểm
Bây giờ, những người trồng dưa hay trồng khổ qua, họ không biết bán cho ai, mà cứ đến vụ lại chạy đi tìm tư thương. Thực tế đây chỉ là cấp trung gian, họ không có giấy phép hành nghề, không có đăng ký để làm thương hiệu và nộp thuế cho Nhà nước. Nhưng khổ nỗi bây giờ nếu không bán cho tư thương, thì người ND cũng không biết bán cho ai.
- Ở đây, chúng ta phải xác định chức năng của Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương phải làm gì? Hôm trước, tôi có hỏi Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát về vấn đề này thì được cho biết, bây giờ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là khâu chế biến chưa nhiều. Tại sao ở nước Úc họ có cam bán quanh năm, giá bán không chênh lệch? Họ bán quanh năm không phải do cam ra cả năm, mà ở đây họ có công nghệ bảo quản, kho dự trữ đầy đủ. Chính vì thế, tôi có nói với ông Phát, Bộ NNPTNT phải tham mưu cho Chính phủ có một chính sách để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Còn bây giờ mình cứ hô hào làm, nhưng lại không có chủ trương, chính sách gì tốt cho nhà đầu tư, thì sao họ có thể vào làm.
Tôi cho rằng, chức năng trong vấn đề này thuộc về Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương, hai bộ này phải là chủ lực trong việc hỗ trợ ND tiêu thụ nông sản. Bên cạnh đó là vai trò của Hội ND cũng cần phải gắn với 2 Bộ cho chặt chẽ và thể hiện được chứng kiến của mình. 3 bên cần phải thống nhất với nhau về trách nhiệm của mình. Riêng Hội ND, tôi thấy có thể đứng ra vận động ND sản xuất theo mô hình liên kết hợp tác xã, tổ hợp tác, sản xuất phải có hợp đồng hay tích tụ ruộng đất…
Như ông nói, vai trò của Hội ND là rất cần thiết như có thể vận động ND sản xuất theo nhóm, tổ thậm chí hợp tác xã. Song với tập quán sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún của nhà nông, làm sao thay đổi được?
- Đúng là đặc thù của sản xuất nông nghiệp Việt Nam còn manh mún, nhỏ lẻ, điều này ai cũng thấy, nên bây giờ Chính phủ, cụ thể ở đây là Bộ NNPTNT phải có giải pháp để ND không còn sản xuất như thế bằng cách thúc đẩy ND liên kết, xây dựng các mô hình sản xuất theo hợp tác xã chẳng hạn, rồi nhân rộng ra. Thực tế, các mô hình này có hết rồi, chứ không thể cứ nói mãi chuyện do sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất không theo quy chuẩn. Chúng ta cứ nói mãi, nhưng không giải quyết được gì. Chúng ta đã có những mô hình hiệu quả thì phải nhân rộng nó ra, chứ có phải chúng ta chưa có mô hình nào, còn phải đi tìm tòi, nghiên cứu đâu.
Xin cảm ơn ông!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.