Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cuối tháng 9 năm ngoái, 3.700 chú lợn nái đầu tiên được chuyển đến một tòa nhà cao 26 tầng, tọa lạc ở một ngôi làng tại thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hàng chục heo nái mỗi lượt được đưa vào các thang máy công nghiệp để di chuyển lên các tầng cao hơn, nơi chúng sẽ được chăm sóc cho đến khi thụ tinh và trưởng thành.
Theo New York Times, đây là trang trại nuôi heo gồm 2 toà nhà cao 26 tầng, rộng 400.000 m2, với tổng mức đầu tư của công trình này lên đến hơn 570 triệu USD. Với quy trình và công nghệ hiện đại, ước tính nó có thể cung cấp 108.000 tấn thịt mỗi năm.
Được xây dựng bởi Công ty Chăn nuôi Hiện đại Hubei Zhongxin Kaiwei (Trung Tân Khai Duy Hồ Bắc), một công ty sản xuất xi măng đã trở thành "nông dân" chăn nuôi lợn, "siêu trang trại cao tầng" Ngạc Châu giống như một tượng đài cho tham vọng hiện đại hóa sản xuất thịt lợn của Trung Quốc.
Trang trại nằm cạnh nhà máy xi măng của công ty, trên danh nghĩa là một trang trại lợn, hoạt động giống như một “nhà máy Foxconn” nuôi lợn với độ chính xác như dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh.
Ngay cả phân lợn cũng được cân đo, thu thập và tái sử dụng. Khoảng một phần tư thức ăn sẽ thải ra dưới dạng phân khô có thể được tái sử dụng thành khí mê-tan để tạo ra điện.
Bên trong tòa nhà, những con lợn được giám sát bằng camera độ phân giải cao bởi các kỹ thuật viên mặc đồng phục. Mỗi tầng hoạt động như một trang trại khép kín dành cho các giai đoạn khác nhau trong chu trình trưởng thành của lợn: khu vực dành cho lợn mang thai, phòng dành cho lợn con mới đẻ, khu cho ăn vỗ béo lợn.
Thức ăn được vận chuyển trên một băng chuyền lên tầng trên cùng, nơi thức ăn được tích trữ trong các bể khổng lồ cung cấp hơn 450.000 kg thức ăn mỗi ngày xuống các tầng bên dưới thông qua các máng ăn công nghệ cao tự động phân phối thức ăn cho lợn căn cứ theo nhu cầu về độ tuổi, cân nặng và sức khỏe.
Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ một nửa số thịt lợn trên thế giới. Giá thịt lợn được theo dõi chặt chẽ như một thước đo lạm phát. Trong vài năm gần đây, hàng chục trang trại lợn công nghiệp khổng lồ khác đã mọc lên khắp Trung Quốc.
Theo số liệu từ Cục Thống kê Trung Quốc, năm 2022, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc đạt 55,41 triệu tấn, tăng 4,6% so với năm 2021, đây là mức cao nhất kể từ năm 2014.
Năm 2023, tiêu thụ thịt của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trở lại sau khi Trung Quốc chính thức mở cửa sau 3 năm áp dụng chính sách “Zero Covid”.
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 7,4 triệu tấn thịt (bao gồm cả nội tạng), với trị giá 31,73 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc trong năm 2022 giảm so với năm 2021. Năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 1,76 triệu tấn thịt lợn, với trị giá 3,89 tỷ USD, giảm 52,6% về lượng và giảm 61,7% về trị giá so với năm 2021, chủ yếu nhập khẩu từ Tây Ban Nha, Bra-xin, Đan Mạch, Hàn Lan, Hoa Kỳ, Chi lê...
Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường tái đàn và sản xuất thịt lợn, bởi quốc gia này tiêu thụ khoảng một nửa số thịt lợn trên thế giới, sau khi mất tới khoảng 100 triệu con lợn vì dịch tả lợn Châu Phi (ASF) từ năm 2018 đến năm 2020.
Trong một chính sách được đưa ra vào năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết họ sẽ cho phép xây dựng các chuồng trại chăn nuôi cao tầng hiệu quả hơn, an toàn sinh học và thân thiện với môi trường.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.