Các nhà nghiên cứu định nghĩa trực giác xảy ra khi, “các cảm xúc vô thức… làm thiên lệch hành vi phi cảm tính tương ứng”. Trong quá trình đưa ra các quyết định thực tiễn, một cảm giác hay trực giác vô thức sẽ dẫn dắt chúng ta.
Trong các thí nghiệm, các đối tượng thí nghiệm được cho xem các chấm nhỏ di chuyển tứ tung trên một nửa màn hình máy tính. Quyết định, hay “hành vi phi cảm tính”, mà họ được yêu cầu đưa ra là liệu họ cho rằng các chấm nhỏ đang dịch chuyển nhiều hơn về phía bên trái hay phía bên phải.
(Ảnh: Pathdoc/Shutterstock).
Để tạo ra một tác nhân kích thích cảm xúc vô thức, các nhà nghiên cứu đã cho nhấp nháy các hình ảnh tiềm thức. Một hình vuông màu đã xuất hiện trong một thời gian ngắn bên cạnh các chấm nhỏ. Đôi lúc đó chỉ là một hình vuông màu. Thỉnh thoảng, một hình ảnh đã nhấp nháy quá nhanh bên trong nó đến nỗi nó không thể được nhận thức một cách rõ ràng. Hình ảnh này nhằm mục đích gợi lên một cảm xúc tích cực hay tiêu cực (Lấy ví dụ, có thể là một em bé hoặc một con rắn).
Khi được cho xem các hình ảnh mang tính tích cực, họ đã thực hiện tốt hơn trong các quyết định phi cảm tính. Không chỉ họ cảm thấy tốt hơn về quyết định của mình, mà quyết định được họ đưa ra cũng chính xác hơn.
(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên).
Nghiên cứu này cho hay: “Tuy rằng hầu hết mọi người đều đồng tình rằng có một hiện tượng gọi là trực giác, bao gồm các quá trình vô thức, nhanh chóng, và đầy cảm tính, nhưng không có nhiều bằng chứng thuyết phục ủng hộ quan điểm này. Ở kĩ thuật này, các thông tin cảm tính tiềm thức được đưa ra cho các đối tượng thí nghiệm trong quá trình họ đưa ra các quyết định cảm quan hoàn toàn có ý thức.
Các dữ liệu hành vi và tâm sinh lý của chúng ta … cho thấy rằng thông tin cảm tính vô thức có thể gia tăng mức độ chính xác và sự tự tin trong nhiệm vụ ra quyết định phi cảm tính tương ứng, đồng thời cũng làm tăng tốc thời gian phản hồi”.
Quý Khải (Đại Kỷ Nguyên)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.