Ảnh: Standford SLAC
|
Phương pháp mới dùng hydro trên nền của chất bạch kim mà không cần quá nhiều áp lực bên ngoài.
Phát hiện này có thể dẫn đến sản xuất kim cương nhân tạo dễ dàng và linh hoạt hơn, sử dụng hiệu quả
hơn cho các thiết bị đặc biệt (như máy cắt các vật rất cứng).
Có độ cứng hàng đầu, độ bền cơ học và độ dẫn nhiệt nên kim cương được ứng dụng nhiều trong khoa
học và công nghiệp. Tuy nhiên, để có được viên kim cương nhân tạo, theo phương pháp lâu nay là phải
xếp các lớp than chì rồi nén ở áp suất ít nhất 150.000 atmosphere. Áp lực cực cao giúp tái cấu trúc
các lớp graphene, qua đó tái cấu trúc nguyên tử để biến than chì có khả năng như kim cương.
Nay, phương pháp mới được phát hiện một cách tình cờ có thể giúp sản xuất kim cương ít phức tạp
hơn và linh hoạt hơn. Dự tính ban đầu của các nhà khoa học là tìm cách thiết lập mới cho graphene
để sử dụng hiệu quả trong bóng bán dẫn. Rồi nhóm nghiên cứu - do Sarp Kaya lãnh đạo - đã cho thêm
vài lớp graphene với chất nền bạch kim, kế tiếp cho tiếp xúc với hydro. Quá trình này đã cho phản
ứng dây chuyền, thay đổi cấu trúc của tất cả các lớp graphene thành các lớp kim cương. Sau khi xem
xét kỹ hơn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhờ hydro đã tạo ra liên kết hóa học giữa các lớp
dưới cùng và bạch kim.
Bên cạnh đó, theo tạp chí Gizmag, với phương pháp mới này, các nhà khoa học có thể hiểu và kiểm
soát quá trình chuyển đổi giữa nhiều dạng thù hình của carbon. Bước nghiên cứu kế tiếp là tìm những
lớp nền thay thế bạch kim để giảm giá thành.
Thanh Niên (Theo Thanh Niên)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.