Các nhà khoa học vừa phát hiện một hóa thạch cá có niên đại khoảng 419 triệu năm tuổi tại Trung Quốc.
Nhóm khảo cổ phát
hiện hóa thạch tại những lớp trầm tích có niên đại từ kỷ Silur ở vùng đông nam Trung Quốc và trong
tình trạng được bảo quản tốt.
Các nhà khoa học cho biết đây là một phát hiện đáng chú ý vì cấu trúc xương trên
mặt của loài cá này tương đối giống những loài cá ngày nay với một cái hàm, một miệng, hai mắt và
hai mũi. Trước đó, những hóa thạch cá được phát hiện vào cùng niên đại trên đều không có hàm như
loài cá mút đá vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Theo các nhà khoa học, hóa thạch này cung cấp nhiều thông tin về quá trình tiến
hóa cổ xưa và thậm chí là tổ tiên của con người. Ông Matt Friedman, một nhà nghiên cứu từ đại học
Oxford của Anh, cho biết cần một thời gian để tìm hiểu kỹ hơn về hóa thạch này nhằm hiểu rõ hơn và
tìm ra những yếu tố tác động đến chuỗi tiến hóa.
Hóa thạch được phát hiện lần này được xem như một chứng cứ giá trị, cung cấp
nhiều thông tin về quá trình tiến hóa của những loài cá cổ xưa đến ngày nay.
VnExpress (Theo VnExpress)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.