Tin công nghệ (5/9): Mỹ muốn bỏ thiết bị viễn thông Trung Quốc phải chi rất lớn

Nguyễn Thịnh Thứ bảy, ngày 05/09/2020 19:03 PM (GMT+7)
Bản tin công nghệ cập nhật ngày 5/9: Mỹ chi 1,8 tỷ USD để bỏ thiết bị viễn thông Trung Quốc. Chiêm ngưỡng Phòng thí nghiệm Xiaomi. Bùng nổ vũ khí dùng công nghệ laser.
Bình luận 0

Mỹ chi 1,8 tỷ USD để bỏ thiết bị viễn thông Trung Quốc

Chính phủ Mỹ xem việc sử dụng các thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE cho các hệ thống mạng 3G và 4G cũ trước đây cũng nguy hiểm tương tự như khi sử dụng thiết bị của hai hãng này để triển khai mạng 5G trong tương lai.

Tin công nghệ (5/9): Mỹ chi 1,8 tỷ USD để bỏ thiết bị viễn thông Trung Quốc - Ảnh 1.

Quốc hội Mỹ sẽ chi tiền cho các nhà mạng để thay thế các thiết bị chuyển mạch, bộ định tuyến cũ được cung cấp bởi nhà thầu Trung Quốc.

Tuy nhiên, để loại bỏ hoàn toàn các thiết bị của Huawei và ZTE khỏi các nhà mạng tại Mỹ sẽ tiêu tốn một chi phí rất lớn, đặc biệt đối với các nhà mạng quy mô nhỏ, tiêu tốn khoảng 1,8 tỷ USD.

Hiện có hơn 50 công ty viễn thông Mỹ sử dụng thiết bị hoặc dịch vụ của ZTE, Huawei. Ngoài một số tên tuổi lớn, như CenturyLink và Verizon, còn lại là những công ty có quy mô nhỏ.

 Chiêm ngưỡng Phòng thí nghiệm Xiaomi

Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Xiaomi, Lei Jun gần đây đã chia sẻ một video trên mạng xã hội. Đoạn video có cảnh giám đốc điều hành cấp cao tham quan Phòng thí nghiệm Xiaomi, nơi có 1.800 điện thoại thông minh đang được thử nghiệm liên tục.

Tin công nghệ (5/9): Mỹ chi 1,8 tỷ USD để bỏ thiết bị viễn thông Trung Quốc - Ảnh 2.

Chúng ta có thể coi Xiaomi Redmi Note 7 như một ví dụ tuyệt vời về triết lý trên của công ty. Thiết bị đã được bảo hành tới 18 tháng, một điều chưa từng có trong lịch sử ngành sản xuất của hãng, và chính nhờ sự tập trung vào chất lượng, thiết bị này đã bán được 20 triệu chiếc chỉ sau bảy tháng được tung ra thị trường.

Các điện thoại thông minh này phải trải qua quá trình kiểm tra, thử nghiệm lâu dài để đảm bảo tính ổn định và giải quyết tận gốc mọi vấn đề, để máy không thể xuất hiện bất cứ tình trạng nào sau một thời gian dài sử dụng. Theo Lei Jun chia sẻ, nâng cấp đổi mới, nâng cao chất lượng là huyết mạch quan trọng mà công ty đang hướng tới để phát triển, sản xuất dòng smartphone.

Thậm chí, vị quan chức cấp cao này cũng nói thêm rằng, công ty có kế hoạch "chinh phục" thế giới bằng các sản phẩm chất lượng, hứa hẹn sẽ làm nên chuyện trong tương lai gần nhất.

Bùng nổ vũ khí dùng công nghệ laser

Nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Israel, Pháp, Đức và Nga chạy đua phát triển loại vũ khí này từ lâu. Theo báo cáo của Vụ Khảo cứu quốc hội Mỹ (CRS) công bố cuối tháng 8, quân đội Mỹ phát triển laser từ thập niên 1960, dẫn đầu trong việc phát triển loại vũ khí này.

Năm 2018, hải quân Mỹ đã công bố kế hoạch trang bị hệ thống vũ khí laser thể rắn năng lượng cao LWSD cho ít nhất 8 tàu chiến. Hải quân Mỹ hồi tháng 5.2020 công bố hình ảnh và video cho thấy tàu vận tải đổ bộ USS Portland (LPD 27) kích hoạt LWSD, vô hiệu hóa một UAV cỡ nhỏ đang bay, theo CNN. 

 Trình diệt virus của Windows 10 trở thành công cụ ... phát tán mã độc

Theo chuyên gia bảo mật Mohammad Askar, những thay đổi được thực hiện trong công cụ dòng lệnh của Microsoft Defender có thể cho phép các hacker sử dụng phần mềm này như một mã nhị phân LOLBin.

Tin công nghệ (5/9): Mỹ chi 1,8 tỷ USD để bỏ thiết bị viễn thông Trung Quốc - Ảnh 3.

Trình diệt virus Microsoft Defender có thể bị lợi dụng để tải tệp tin chứa mã độc từ Internet

Cụ thể, theo Askar, dòng lệnh của Microsoft Defender hỗ trợ chức năng cho phép tải một hoặc nhiều tệp tin từ Internet. Điều này có nghĩa là với đặc quyền phù hợp, hacker có thể lạm dụng mã nhị phân này để vượt qua các cơ sở bảo mật và tiến hành cuộc tấn công ngầm.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem