Tín dụng nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PV Thứ hai, ngày 08/01/2024 08:20 AM (GMT+7)
Nhờ tiếp cận vốn tín dụng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) nhiều nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng thu nhập.
Bình luận 0

Với sự nỗ lực đồng hành của Agribank tại địa phương, nhiều nông hộ đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu trên đất "Chín Rồng"

Nông nghiệp là thế mạnh của vùng ĐBSCL. Là ngân hàng đồng hành cùng "Tam nông" Agribank luôn xác định ĐBSCL là một trong những khu vực phát triển kinh tế trọng điểm, đồng thời là khu vực có mức độ tăng trưởng tín dụng cao nhất của Agribank. Agribank luôn nghiêm túc, triển khai quyết liệt, đồng bộ các chính sách tín dụng phục vụ "Tam nông" và các chương trình tín dụng đặc thù.

Tín dụng nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long- Ảnh 1.

Agribank luôn nghiêm túc, triển khai quyết liệt, đồng bộ các chính sách tín dụng phục vụ "Tam nông" và các chương trình tín dụng đặc thù.

Để đáp ứng kịp thời nguồn vốn tín dụng cho khách hàng, Agribank chú trọng đến các giải pháp tăng cường hoạt động của Agribank chi nhánh tại địa phương; triển khai áp dụng các cơ chế chính sách hỗ trợ tín dụng nông thôn. Đặc biệt, Agribank tập trung nâng cao năng lực của các chi nhánh trong khu vực nhất là các chi nhánh có tỷ trọng lớn về cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tại địa bàn hoạt động, các chi nhánh thường xuyên kiểm tra nắm bắt các khó khăn vướng mắc của khách hàng để tháo gỡ kịp thời. Đồng thời kết hợp lồng ghép công tác khảo sát thăm dò thị trường, thị hiếu để có giải pháp tiếp cận, hỗ trợ khách hàng phù hợp. Qua đó, có nhiều khách hàng ở khu vực ĐBSCL gắn bó với Agribank qua nhiều năm và phát triển kinh tế hiệu quả từ nguồn vốn của Agribank.

HTX Khiết Tâm (xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ) được xem là hình mẫu của một HTX làm ăn hiệu quả nhờ thắt chặt liên kết trong các khâu sản xuất từ làm đất, gieo sạ, chăm sóc lúa đến khâu thu hoạch. Các cánh đồng của HTX đều mang dấu ấn của cơ giới hóa nông nghiệp nhờ sự hỗ trợ của ngành Nông nghiệp TP.Cần Thơ, sự hỗ trợ của địa phương. Bên cạnh đó, còn có sự đồng hành, tiếp sức từ Agribank.

Tín dụng nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Ngọc Huấn (thứ 3 từ phải sang) - Giám đốc HTX Khiết Tâm hướng dẫn Đoàn cán bộ lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT thăm cánh đồng của HTX.

Theo ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc HTX Khiết Tâm, nhờ đầu tư bài bản nên HTX chủ động cung cấp đầy đủ các dịch vụ nông nghiệp cho xã viên trong HTX. Bên cạnh đó, HTX cũng kết nối với Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc tại TP.Cần Thơ để tiếp cận máy nông nghiệp phục vụ cho các cánh đồng của HTX cũng như cung cấp dịch vụ cho nông dân trong và ngoài huyện khi có yêu cầu. Nhờ những ưu điểm như lãi suất cho vay thấp, thủ tục vay dễ dàng nên HTX đã chủ động tiếp cận vốn vay từ Agribank cũng như khuyến cáo cho thành viên HTX khi có nhu cầu vay vốn đầu tư vào sản xuất".

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là lĩnh vực mới tại một số địa phương ở ĐBSCL, trong đó có tỉnh Hậu Giang. Do đó, rất cần vốn đầu tư lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất giống cây trồng, nhập thiết bị, đào tạo nhân lực và tiêu thụ sản phẩm. Chính sự hỗ trợ kịp thời về vốn của Agribank đã góp phần quan trọng trong việc tái cơ cấu nền nông nghiệp địa phương, mang lại ý nghĩa và lợi ích rất lớn cho người nông dân. Theo ông Lê Hồng Duyên, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, Agribank là ngân hàng đồng hành cùng sự phát triển của nông dân và khu vực nông thôn. Khi nông dân cần vốn đầu tư cho nông nghiệp, ngân hàng sẵn sàng đáp ứng.

Tín dụng nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long- Ảnh 3.

Ông Lê Viết Quyền, Giám đốc Agribank Chi nhánh Hậu Giang nhận kỷ niệm chương tại Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Hậu Giang – Việt Nam năm 2023.

Theo ông Lê Viết Quyền, Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Hậu Giang, cho vay nông nghiệp công nghệ cao là một phần ưu tiên của Agribank cũng như Chi nhánh Hậu Giang. Agribank cũng linh hoạt hình thức cho vay. Đối với những hộ dân cần vốn, ngoài cho vay thế chấp, Agribank cũng xem xét cho vay tín chấp với mức độ phù hợp. Thời gian qua Agribank Chi nhánh tỉnh Hậu Giang đã triển khai cho vay đối với một số doanh nghiệp và hộ dân để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp sạch và công nghệ cao.

Trên thực tế, hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Agribank đã cơ bản đáp ứng đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện các đối tượng khách hàng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của người nông dân, đẩy lùi "tín dụng đen". Bên cạnh đó, mạng lưới cho vay NNNT ngày càng gia tăng; doanh số cho vay và dư nợ tín dụng ngày càng tăng; đối tượng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngày càng được mở rộng; dịch vụ phụ trợ ngày càng đa dạng và kịp thời.

Hiện nay, kinh tế trang trại trong vùng ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, thủy sản. Ngày càng xuất hiện nhiều hộ nông dân sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, tập trung, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Do đó, các chi nhánh Agribank Khu vực Tây Nam Bộ còn đầu tư vốn khuyến khích các trang trại mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm, thu hút lao động. Agribank đã giúp khách hàng vay vốn trang trải chi phí giống, cải tạo thâm canh vườn, ao, chuồng, thậm chí cả chi phí trả công lao động thời vụ. Vốn bình quân cho vay một khách hàng trên 180 triệu đồng, bình quân một trang trại trên 2 tỉ đồng. Hiện nay cả khu vực có trên 14.200 trang trại (ước tăng 2.200 trang trại cùng kỳ 2021), với số diện tích đất, mặt nước sử dụng khoảng 663,5 ngàn ha, tạo việc làm cho hơn 100 ngàn lao động.

Tín dụng nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long- Ảnh 4.

Nhân viên Agribank tư vấn cho khách hàng.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận vốn vay, Agribank đã triển khai nhiều giải pháp rút gọn thời gian thẩm định dự án, phương án vay vốn và nâng định mức cho vay cho nông dân. Bên cạnh đó, Agribank giảm dần lãi suất cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho nông dân theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; tăng cường phối hợp chặt chẽ với các chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nông dân. Qua đó khẳng định sự đồng hành xuyên suốt, kịp thời của Agribank để cung ứng nguồn vốn tín dụng chủ lực phục vụ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn vùng ĐBSCL.

Tham khảo thêm

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem