Tỉnh Bình Phước
-
Gia đình ông Trần Văn Viễn ở ấp Thanh Tâm, thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp (tỉnh Bình Phước) gắn bó với nghề trồng rau đến nay đã hơn 30 năm. Với 5 sào rau an toàn trồng trong nhà lưới, mỗi ngày ông thu hoạch từ 150-200kg rau, mang lại thu nhập cho gia đình khoảng 1,7 triệu đồng/ngày.
-
Từ năm 2017 giá mủ cao su bắt đầu tụt dốc, có thời điểm chỉ có hơn 170 đồng/1độ. Thế nhưng, giá mủ cao su hiện ở tỉnh Bình Phước đã tăng trở lại ở mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Đây là tín hiệu vui cho nông dân trồng cao su và người công nhân cạo mủ.
-
Tuy không phải là mô hình mới nhưng nắm bắt được thị trường và lợi thế địa phương, cùng với quyết tâm cao, mô hình trồng chanh bông tím đang mang lại nguồn thu khá cho gia đình anh Võ Huy Dũng ở ấp Tân Bình, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước.
-
Hội viên Hội Nông dân, ông Nguyễn Văn Lĩnh (phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đã nghiên cứu, chế tạo ra, sáng chế máy nông nghiệp, thiết bị máy móc với giá cả cạnh tranh. Đó là máy phun thuốc bảo vệ thực vật “5 trong 1”; thiết bị dùng để bơm chất lưu có độ nhớt (chẳng hạn như mủ cao su, bùn lỏng)...
-
Chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh, nhưng ở Bình Phước có rất nhiều chùa Khmer. Và có một ngôi chùa Khmer lớn lâu đời nhất ở Bình Phước, được xây dựng cách nay gần 100 năm, với lối kiến trúc vô cùng đặc sắc...
-
Sau khi thử nghiệm nhiều mô hình chăn nuôi khác nhau không hiệu quả, anh Lý Văn Huân (SN 1992) ở ấp Suối Binh, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước) quyết định gắn bó với nuôi chim bồ câu, có giống bồ câu Titan Thái Lan.
-
Sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm, nhận thấy giống đu đủ ruột vàng Long An có nhiều triển vọng, gia đình anh Bùi Thanh Phương, ngụ ấp Sóc Rung, xã Lộc Phú, huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) đã đầu tư mở rộng quy mô và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
-
Anh Nguyễn Văn Lĩnh, một nông dân sáng chế máy nông nghiệp ở Bình Phước vừa được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn là "nhà khoa học của nhà nông". Nhiều sáng chế, sáng kiến khoa học, chế tạo máy nông nghiệp của anh Lĩnh đã được nông dân, người dân sử dụng rộng rãi trong sản xuất.
-
Sưu tầm và nhân giống thành công hơn 400 loại hoa lan cẩm cù, anh Đỗ Văn Phúc ở xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) không dừng lại ở trồng hoa lan, kinh doanh lan rừng mà còn muốn tận dụng tài nguyên địa phương để phát triển du lịch trải nghiệm.
-
Với diện tích đất ít không thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, anh Trần Chí Công, xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư trồng hoa lan cắt cành trong nhà lưới. Từ 2.500m2 đất trồng lan mokara đã mang về thu nhập ổn định hơn 100 triệu đồng mỗi năm cho gia đình.