Gần 3 năm qua, ông Nguyễn Văn Xoài, 54 tuổi ở ấp Tà Êm, xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành (Kiên Giang) đã thuê 2 công đất tiến hành trồng luân canh các loại hoa màu, nhất là cà tím.
Dưới bờ ao, ông Xoài trồng thêm khổ qua. Còn khoảng nửa công đất xung quanh nhà, ông Xoài trồng ớt. Với cà tím, ông Xoài cho biết: cứ 3 ngày thì gia đình thu hoạch một lần. Mỗi lần thu hoạch, 2 công cà tím cho khoảng 150 kg trái, với giá trị trường 8000 đồng/kg, tính ra mỗi tháng gia đình có thu nhập 12 triệu đồng.
![img]()
Cánh đồng trồng khổ qua xanh tốt của người dân xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.
Cà tím cho trái trên 2 tháng, tính ra gia đình ông Xoài có thu nhập 24 triệu đồng, trừ chí phí đầu tư 10 triệu đồng, gia đình còn lãi 14 triệu đồng sau 2 tháng trồng. Ngoài ra, ớt, khổ qua cũng giúp gia đình có thêm thu nhập đáng kể. Ông Xoài cho biết: trồng hoa màu thích hợp cho những hộ thuê đất, ít đất. Ngoài ra, hoa màu cũng ít vốn đầu tư và công chăm sóc hơn so với cây lúa.
![img]()
Những giàn khổ qua xanh ở xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang đẹp như tranh vẽ, trái treo lủng lẳng.
Còn với ông Nguyễn Văn Hùng cũng ở ấp Tà Êm, xã Vĩnh Điều, gần 3 công trồng hoa màu là cả một gia tài của gia đình. Gần 7 năm qua, Ông lên liếp trồng, làm giàn trồng khổ qua, mỗi liếp dài gần 50 m, cách nhau 1,5m thì trồng một cây. Cứ 3 ngày, gia đình thu hoạch trái khổ một lần với khoảng 250 kg. Một tháng thu hoạch 2,5 tấn trái, với giá bán 8000 đồng kg, gia đình có thu nhập trên 16 triệu đồng.
![img]()
Người dân xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trồng cà tím cho thu nhập cao.
![img]()
Ông Nguyễn Văn Hùng cũng ở ấp Tà Êm, xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang cho biết: trồng khổ qua chi phí đầu tư ít và công chăm sóc nhẹ hơn rất nhiều lần so với cây lúa; đồng thời mang lại lợi nhuận rất cao.
Kể từ năm 2017, nông dân trong uyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cầy trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thay vì trước đây trồng 3 vụ lúa thì nay một số hộ dân đã chuyển sang 2 vụ lúa 1 vụ màu hoặc ngược lại; vừa tạo điều kiện cho đất được cải tạo, vừa đảm bảo mùa vụ các vụ lúa để phát triển theo hướng thâm canh tăng năng suất cây trồng, cải thiện đời sống, giúp chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng hướng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.