Tỉnh quảng trị
-
Ông Nguyễn Đạo Ái – Chủ tịch UBND xã Hải Lệ thừa nhận việc chỉ đạo kế toán xã chuyển 100 triệu đồng của doanh nghiệp vào tài khoản cá nhân mình. Ông Ái trình bày, số tiền đó do ông mượn của doanh nghiệp để đi đối ngoại xin kinh phí dự án.
-
"Giờ đây, cô trò không còn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi trời mưa. Đây chính là nguồn động viên, khích lệ rất lớn để các em thêm yêu trường, mến lớp, thích được đi học để khám phá kiến thức và "tiếp lửa" cho giáo viên thêm yêu nghề".
-
Từng đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, anh Bảo nhận ra quê hương thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, (tỉnh Quảng Trị) có nhiều cơ hội để làm giàu từ nông nghiệp. Vì vậy, anh nông dân này về quê trồng trọt, nuôi dúi, lãi 150 triệu đồng mỗi năm.
-
Trải qua bao thăng trầm dâu bể và chiến tranh tao loạn, đến nay trên mảnh đất Quảng Trị còn tồn tại rất nhiều giếng cổ Champa nguyên vẹn, vẫn phát huy tốt chức năng cấp nước sinh hoạt và sản xuất.
-
Sân vận động thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị được đầu tư 7 tỷ đồng, toạ lạc ở trung tâm đô thị nhưng lâm cảnh bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm nhiều năm nay. Chính quyền địa phương đã kêu gọi nhà đầu tư để tránh lãng phí "đất vàng", nhưng chưa thành công.
-
Nghỉ làm kỹ sư vì dịch Covid-19, chàng trai Quảng Trị-anh Trần Công Hiếu thử sức nuôi ốc bươu đen. Trải qua nhiều lần thất bại, Hiếu bước đầu thành công, có thu nhập khá cao nhờ công việc này.
-
Trong cuộc tàn sát trả thù của vua Gia Long nhà Nguyễn khi nhà Tây Sơn sụp đổ, có một người thuộc hậu cung may mắn trốn thoát. Đó chính là bà Nguyễn Thị Bích, thứ phi của vua Quang Trung-Nguyễn Huệ. Bà thứ phi họ Nguyễn đã quy tiên tại Gò Thỏ, thôn Vĩnh Ân, nay là Vĩnh Long, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
Cuộc đời của Thăng trải qua bao thăng trầm, từ một “thiếu gia” miền Tây Quảng Trị (thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) cho đến “người rừng” rồi ông chủ mô hình du lịch nông nghiệp nổi tiếng.
-
Những tia nắng vàng ở vùng biên xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tràn ngập trang trại chăn nuôi bò, nuôi vịt, trồng cây ăn quả của Hải - chàng thanh niên bỏ phố về quê làm giàu khiến nhiều người cảm phục. Khác với cảnh xưa, cái thời Hải mang tấm bằng cử nhân dạy hợp đồng, sống chật vật giữa phố phường tấp nập.
-
Qua bao biến thiên của lịch sử, đình làng cổ Hà Thượng có tuổi đời 333 năm vẫn vẹn nguyên nét cổ kính và được xem là công trình tiêu biểu duy nhất còn sót lại thể hiện kiến trúc đình làng của miền Trung vào thế kỷ XVII. Đây là nơi trở về của hàng ngàn con dân làng Hà Thượng mỗi dịp lễ hội trọng đại.