Địa danh Thái Thụy với tên gọi một huyện đã xuất hiện trên bản đồ Việt Nam từ năm 1969, trên cơ sở sáp nhập huyện Thái Ninh và huyện Thụy Anh. Khi thành lập, Thái Thụy là huyện có diện tích và dân số lớn vào bậc nhất của tỉnh Thái Bình với 48 xã, thị trấn.
Sáng ngày 25/5, Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Câu lạc bộ đại điền Thái Bình tổ chức Hội nghị "Kết nối doanh nghiệp và đại điền".
Lươn là loài sống trong môi trường bùn đất tự nhiên tại ruộng, ao, sông, hồ. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý nuôi thương phẩm, anh Nguyễn Hữu Thọ, thôn Thanh Hương 1, xã Đồng Thanh (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đầu tư nuôi lươn không bùn trong bể xi măng.
Ông Lê Hồng Sơn – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Bình cho biết: Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân Thái Bình đã thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ nông dân về vốn, tập huấn khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, phát triển kinh tế…
Nhắc đến đặc sản của Thái Bình, bất cứ ai cũng sẽ nghĩ ngay đến bánh cáy- món bánh nổi tiếng được làm ra từ chính những nông sản của địa phương. Tuy nhiên, chúng ta sẽ còn ngạc nhiên hơn khi nghe về sự ra đời của bánh cáy gắn liền với tổ nghề Nguyễn Thị Tần, nhũ mẫu của Thái tử nhà Lê.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã đầu tư các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, từ đó nâng cao thu nhập cho gia đình và tạo việc công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Dòng sông Sa Lung ấy được vị thượng thư Lương Quy Chính người Thái Bình chỉ huy đào khi tuổi đã ngoài 70, cáo quan về quê nhưng ông không an phận tuổi già.
Hàng trăm hộ dân ở xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình nhiều tháng nay rất lo lắng bởi chăn nuôi lợn vốn là một nghề truyền thống ở địa phương, nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn do giá lợn hơi cả sụt giảm mạnh, nhiều hộ sản xuất cầm chừng.
Mỗi độ tháng 3 về, hoa gạo lại bừng nở sắc đỏ cả một góc trời. Tại xã Quang Bình, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) bên Đình Ngái có hai cây gạo cổ thụ đỏ rực sắc hoa. Người dân địa phương lấy hoa gạo về làm thuốc chữa bệnh.