Tinh thần Viettel lan tỏa với “Sắc xuân Tây Bắc”

Thứ tư, ngày 02/04/2014 08:50 AM (GMT+7)
Lễ hội “Sắc xuân Tây Bắc” sẽ được tổ chức vào 2 ngày 5 và 6.4 tại thị trấn Sapa do Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) phối hợp Ủy ban Dân tộc và tỉnh Lào Cai tổ chức.
Bình luận 0
Món quà tặng đồng bào vùng cao

Chính thức khai mạc vào 8 giờ sáng 5.4.2014 tại sân quần trung tâm thị trấn Sapa, “Sắc xuân Tây Bắc” chắt lọc những nét tinh túy nhất của các lễ hội mùa xuân vùng cao với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.

Với sự chuẩn bị chu đáo, công phu, sự kiện hứa hẹn là một lễ hội hoành tráng, mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi biên cương Tây Bắc Tổ quốc.

Bộ tính năng “Tomato Buôn làng” tạo nên một trải nghiệm mới cho bà con vùng cao.
Bộ tính năng “Tomato Buôn làng” tạo nên một trải nghiệm mới cho bà con vùng cao.

Tham gia lễ hội, đồng bào các dân tộc tại 6 tỉnh Tây Bắc nói chung, Sapa nói riêng và du khách sẽ được đắm mình trong một không gian đậm đà bản sắc Tây Bắc với các màn trình diễn trang phục dân tộc, tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức và nghe giới thiệu về sự tinh túy, công phu cũng như triết lý văn hóa trong ẩm thực của đồng bào Tây Bắc. Điểm nhấn của lễ hội là chương trình nghệ thuật tối 5.4 với sự tham gia của 6 đoàn nghệ thuật Tây Bắc và các ca sĩ hàng đầu Việt Nam.

Nhân dịp này, Tập đoàn Viettel cũng sẽ phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức chương trình khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho đồng bào. Đồng thời, Viettel cũng sẽ mang đến cho đồng bào cơ hội được trải nghiệm miễn phí các sản phẩm, dịch vụ của Viettel, trong đó có bộ tính năng “Tomato Buôn làng”. Bà con được hướng dẫn sử dụng các dịch vụ viễn thông vào mục đích phát triển kinh tế hộ gia đình và tham gia vào nhiều trò chơi đố vui với những phần thưởng có giá trị cao.

Bà Phạm Thị Thanh Vân - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel, cho biết: “Với tinh thần Viettel - Vì cộng đồng; trong những năm qua, bên cạnh việc đảm nhận triển khai dịch vụ viễn thông đến từng thôn bản vùng sâu, vùng xa khó khăn, Viettel còn đầu tư nhiều chương trình an sinh xã hội và hỗ trợ văn hóa - giáo dục cho cộng đồng với số tiền lên đến hàng ngàn tỷ đồng; trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm tới các đối tượng là đồng bào các dân tộc thiểu số, biên giới hải đảo… Và cũng bằng tinh thần đó, Viettel đã quyết định tổ chức Lễ hội “Sắc xuân Tây Bắc” với ý nghĩa như một món quà tinh thần gửi tặng đồng bào các dân tộc thiểu số nơi biên cương Tổ quốc”.

Bộ tính năng cho vùng cao

Cũng theo bà Phạm Thị Thanh Vân, lễ hội không chỉ là dịp để bà con được giao lưu, phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình mà còn là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế được tận mắt tìm hiểu, cảm nhận những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Tây Bắc. Đây cũng là dịp kỷ niệm 1 năm ra mắt bộ tính năng “Buôn làng” mà Viettel phát triển dành riêng cho đồng bào dân tộc miền núi. Bộ tính năng “Buôn làng” là một dự án dịch vụ dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Viettel sẽ nỗ lực phát triển hoàn thiện thêm nhiều tính năng, tiện ích của gói cước và hướng tới phổ cập dịch vụ viễn thông cho hơn 12 triệu đồng bào dân tộc thiểu số.

Với triết lý “Mỗi khách hàng là một con người - một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt”, bộ tính năng “Tomato Buôn làng” là sản phẩm viễn thông đầu tiên ở Việt Nam hỗ trợ 10 ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số (Khmer, Gia rai, Tày - Nùng, Mông, Dao, Thái, Mường, Ba Na, Ê Đê, H’rê).

Giá trị nhân văn của bộ tính năng “Buôn làng” thể hiện ở sự trân trọng của Viettel đối với ngôn ngữ của đồng bào dân tộc: Thay vì cung cấp tổng đài bằng tiếng Kinh như thông thường, Viettel cung cấp tổng đài giải đáp với 10 ngôn ngữ, giúp bà con tiếp cận với dịch vụ viễn thông dễ dàng hơn và góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Thống kê của Viettel cũng cho thấy, tính năng gọi lên tổng đài 3334 (tổng đài hướng dẫn nông nghiệp, tin tức tổng hợp hàng tuần, kể chuyện, nghe nhạc trực tuyến bằng tiếng dân tộc phát 24/24 giờ) được bà con sử dụng nhiều nhất với gần 300.000 cuộc gọi chỉ trong tháng 1.2014.

Điều này cho thấy tổng đài của Viettel thực sự phát huy được thế mạnh trong việc cung cấp kiến thức giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; mặt khác các nội dung tin tức, kể chuyện, nghe nhạc bằng tiếng dân tộc cũng góp phần làm đa dạng đời sống tinh thần của bà con.

Có thể nói, thông qua bộ tính năng “Tomato Buôn làng”, Viettel đã tạo ra một trải nghiệm công nghệ cho bà con vùng cao. Sự thành công của bộ tính năng này chính là nguồn cảm hứng để Viettel tiếp tục sáng tạo hơn trong việc đưa ra những gói cước phù hợp với từng đối tượng.
Hải Minh (Hải Minh)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem