Tình yêu qua chiến tranh: Khát vọng thời khói lửa qua góc nhìn lịch sử

Thúy Phương - Thanh Tùng Thứ sáu, ngày 22/07/2022 20:06 PM (GMT+7)
Sáng 22/7, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với CLB "Trái tim người lính", Hội Nữ Chiến sĩ Trường Sơn và Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức sự kiện trưng bày, trao tặng hiện vật và giao lưu nhân chứng lịch sử mang chủ đề "Tình yêu qua chiến tranh".
Bình luận 0

Tình yêu qua chiến tranh

"Tình yêu qua chiến tranh": Khát vọng thời khói lửa qua góc nhìn lịch sử - Ảnh 1.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với CLB "Trái tim người lính", Hội Nữ Chiến sĩ Trường Sơn và Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức sự kiện trưng bày, trao tặng hiện vật và giao lưu nhân chứng lịch sử mang chủ đề "Tình yêu qua chiến tranh". Ảnh: Dân Việt

Tại sự kiện, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giới thiệu tới công chúng Triển lãm "Tình yêu qua chiến tranh" gồm 12 câu chuyện thông qua những lá thư, hình ảnh và nhật ký - đây chính là kỷ vật của những mối tình trong bom đạn, xa cách và chia ly.

Toàn cảnh sự kiện chủ đề "Tình yêu qua chiến tranh".  Video: Dân Việt

Đó là câu chuyện tình của nữ cảm tử quân Nguyễn Thị Bích Thảo và người đồng chí Đỗ Đình Sửu; đám cưới đặc biệt trên tháp pháo xe tăng của GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Toản và Trung tướng Cao Văn Khánh; tình yêu kết tinh thành những ca khúc đi cùng năm tháng của vợ chồng nhạc sĩ Trần Hoàn; câu chuyện nghĩa vợ tình chồng của nhà văn, nhà báo Nguyễn Thị Thanh Hương và nhà văn Vũ Tú Nam hay câu chuyện tình yêu của cô y tá Trần Thị Kính và chiến sĩ Nguyễn Văn Đạo với lá thư đến muộn sau 31 năm vẫn còn nhiều day dứt…

Đây chỉ là một số trong hàng ngàn, hàng vạn những câu chuyện tình yêu thời chiến mà khi nhắc đến trái tim ta vẫn nghẹn ngào, thổn thức xen lẫn niềm tự hào, khâm phục và cả những tiếc nuối khôn nguôi.

"Tình yêu qua chiến tranh": Khát vọng thời khói lửa qua góc nhìn lịch sử - Ảnh 3.

"Tình yêu qua chiến tranh": Khát vọng thời khói lửa qua góc nhìn lịch sử - Ảnh 4.

Nhà báo Huỳnh dũng Nhân (áo xanh) và các cựu chiến binh tham gia sự kiện với chủ đề "Tình yêu qua chiến tranh". Ảnh: Dân Việt

Người lính năm xưa và câu chuyện "Đầu gối của em đâu?"

Bà Thạch Thị Lâm là thương binh hạng ¼, sinh năm 1950, quê Diễn Ngọc, Diễn Châu Nghệ An. Bà nhập ngũ tháng 10/ 1968, huấn luyện 3 tháng tại Việt Nam rồi sang Lào chiến đấu. Công việc chính của bà là thông đường. Đến năm 1971 trong một lần dẫn đường cho đoàn quân của bộ đội vào chiến trường tại tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), bà giẫm phải mìn rồi bị thương phải cưa một chân. 

Nhớ lại ngày bị thương, bà không khỏi rùng mình, bà chia sẻ với Dân Việt: "Khi dẫn đoàn bộ đội của ta ra chiến trường, tôi đi trước các anh đi sau. Đang đi trong rừng rậm rạp tôi giẫm phải mìn, máu phụt ra như nước, tôi kêu lên thì một anh bộ đội phía sau chạy lên cởi áo thắt vết thương lại cho tôi. Kể từ lúc đó tôi lịm đi.

"Tình yêu qua chiến tranh": Khát vọng thời khói lửa qua góc nhìn lịch sử - Ảnh 5.

Lễ cắt băng, trao tặng hiện vật chủ đề "Tình yêu qua chiến tranh". Ảnh: Dân Việt

Khi tỉnh dậy, tôi đang thấy mình nằm trong phòng bệnh, xung quanh toàn là thương binh. Nhìn xuống chân mình, tôi hụt hẫng khi không thấy đầu gối đâu nữa, vì trước khi phẫu thuật, tôi còn cố gắng xin mấy anh để lại đầu gối cho tôi vì nghĩ là sau này tôi sẽ đi bằng hai đầu gối, chứ cắt đi rồi tôi đi bằng gì nữa. Vậy là tôi khóc, khóc đòi đầu gối, tôi cứ kêu lên, đầu gối của em đâu. Mọi người trong bệnh viện Quân Y 11 khóc theo tôi.

Khi hoàn toàn phục hồi, các anh chị trong bệnh viện có kể lại cho tôi nghe rằng, vì tôi nhóm máu O, lại mất máu quá nhiều, cơ thể chỉ còn là 1 triệu hồng cầu, mà cả một trận địa pháo không ai thuộc nhóm máu của tôi. Lúc ấy trong trạm có duy nhất chị Nguyệt (quê Thanh Hóa) vừa mổ ruột thừa cùng máu O với tôi, bác sĩ đã xin 100CC máu của chị ấy để truyền cho tôi.

Các bác sĩ nói rằng, trong lúc cấp cứu tôi mà không có 100CC máu của chị Nguyệt e là tôi đã chết, khi tôi tìm để cảm ơn thì chị đã được chuyển về quê Thanh Hóa, đến nay, dù rất muốn tìm chị ấy, nhưng tôi không có cách nào".

"Tình yêu qua chiến tranh": Khát vọng thời khói lửa qua góc nhìn lịch sử - Ảnh 6.

Những câu chuyện tình yêu nghẹn ngào, day dứt được các nhân chứng chia sẻ tại sự kiện. Ảnh: Dân Việt

Tình yêu người lính trong chiến tranh và nguyên tắc "ba khoan"

Cũng tại buổi triển lãm, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân đã gửi tặng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam bức tranh người lính do chính mình sáng tác. Chia sẻ với Dân Việt về món quà dành tặng Bảo tàng, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cho biết: "Là người gắn bó sâu nặng và có tình cảm đặc biệt với người lính, cá nhân tôi luôn tâm huyết và có nhiều tác phẩm khai thác chủ đề này.

Hơn 30 năm làm thơ, viết báo, sáng tác nhạc và hôm nay là vẽ tranh về người lính. Qua đó, tôi mong muốn khắc họa chân dung người lính một các chân thực, hữu hình để công chúng, đặc biệt là người trẻ dễ dàng hình dung được cuộc sống, tinh thần, khát vọng, niềm tin và ý chí của người lính trong những ngày tháng đất nước trải qua thời khắc oanh liệt, huy hoàng".

"Tình yêu qua chiến tranh": Khát vọng thời khói lửa qua góc nhìn lịch sử - Ảnh 7.

Tiết mục văn nghệ trong sự kiện. Ảnh: Dân Việt

Nhắc đến tình yêu của người lính, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cho rằng, tình yêu thời lính là một tình yêu đặc biệt. Theo nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, tình yêu thời lính là một tình yêu có lý tưởng. Trong thời lính, phong trào "ba khoan" là phong trào đặc trưng và tiêu biểu của thời chiến.

Cụ thể, "ba khoan" ở đây nghĩa là: khoan yêu, yêu thì khoan cưới và cưới thì khoan có con. Bởi lẽ, trong bối cảnh thời chiến, mọi thứ đều phải tạm gác lại để dành toàn bộ tâm huyết, sức mạnh cho cuộc chiến bảo vệ quê hương. Dù là vậy nhưng người lính vẫn có tình yêu, có lý tưởng. Chính những lý tưởng cao đẹp có người lính đã vượt lên nghịch cảnh, chiến thắng những khó khăn để viết lên những câu chuyện đẹp về tình yêu qua cuộc chiến. Trở thành một phần tươi đẹp trong ký ức của những người lính năm nào đã hy sinh tuổi xuân cho non sông, đất nước.

"Tình yêu qua chiến tranh": Khát vọng thời khói lửa qua góc nhìn lịch sử - Ảnh 8.

"Tình yêu qua chiến tranh": Khát vọng thời khói lửa qua góc nhìn lịch sử - Ảnh 9.

"Tình yêu qua chiến tranh": Khát vọng thời khói lửa qua góc nhìn lịch sử - Ảnh 10.

Các tác phẩm, kỷ vật được trưng bày tại sự kiện. Ảnh: Dân ViệtNhà báo Huỳnh Dũng Nhân trao tặng tác phẩm của minh cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - Ảnh: NVCCNhà báo Huỳnh Dũng Nhân trao tặng tác phẩm của minh cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - Ảnh: Nhà báo Bức tranh nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - Ảnh: Bưcs tranh

Tình yêu qua chiến tranh: Khát vọng thời khói lửa qua góc nhìn lịch sử - Ảnh 11.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trao tặng tác phẩm của minh cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - Ảnh: NVCC

Tình yêu qua chiến tranh: Khát vọng thời khói lửa qua góc nhìn lịch sử - Ảnh 12.

Bức tranh nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tặng tranh chân dung ông Thạch Lâm cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - Ảnh: NVCC


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem