Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Gần đây, khá nhiều vụ việc hành hung nhà báo, phóng viên hoặc nhà báo bị cản trở, đập phá thiết bị trong quá trình tác nghiệp đã xảy ra. Đáng tiếc, trong số đó, nhiều vụ việc đã chỉ bị xử lý hành chính.
Mới đây, ngày 21/3/2023, nhóm phóng viên Báo NTNN/Dân Việt, phối hợp cùng 2 cán bộ phòng TNMT huyện, khi đang tác nghiệp tại khu vực Nhà máy giấy Thuận Phát, xã Tú Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, đã bị hành hung, cản trở.
Đáng nói, 3 đối tượng, tự xưng là giám đốc và bảo vệ nhà máy, đã tỏ ra rất manh động khi lao vào hành hung các phóng viên, đập phá thiết bị, ngay trước mắt cơ quan chức năng.
Ngay sau sự việc, Báo NTNN/điện tử Dân Việt đã có ngay công văn khẩn cấp, gửi các cơ quan chức năng, đề nghị làm rõ, xử lý nghiêm trường hợp này, bảo vệ phóng viên trước những hành vi hung hãn của đối tượng.
Hội nhà báo, Cục Báo chí – Bộ TTTT cũng đã nhanh chóng có văn bản gửi các cấp, để bảo vệ hội viên, cũng như đề nghị xử lý nghiêm các đối tượng trước pháp luật.
Hàng chục tờ báo cũng đã lên tiếng về vụ việc, dư luận một lần nữa đều cho rằng, cần có chế tài mạnh, răn đe hơn để bảo vệ phóng viên trước các hành vi manh động, hành hung, vi phạm pháp luật như kể trên.
Đây cũng là chủ đề chính của buổi Tọa đàm: Làm gì để bảo vệ nhà báo trong chống tiêu cực – hay "Bảo vệ nhà báo trong đấu tranh phòng, chống tiêu cực: Cần quyết liệt và mạnh mẽ hơn".
Tọa đàm có sự tham gia của các vị khách mời:
- TS Lưu Bình Nhưỡng, Đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Ban Dân nguyện (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội)
- Luật sư Phạm Quang Xá, Giám đốc Công ty Luật XTVN
- Nhà báo Toàn Thư, Kênh VTC1, Đài truyền hình KTS VTC.
Tọa đàm: Làm gì để bảo vệ nhà báo trong chống tiêu cực?
Thực hiện: Mạnh Trường - Trang Trần - Duy Quân - Hà Tuấn - Phạm Hưng - Đỗ Cường
Vui lòng nhập nội dung bình luận.