Bồi thẩm đoàn kết luận Samsung vi phạm bằng sáng chế về thiết kế iPhone, tính năng phần mềm và kiểu dáng công nghiệp.
Đầu tiên là về tính năng phần mềm. Các bằng sáng chế liên quan có mã hiệu lần lượt là 381 (nảy khi cuộn trang), 915 (phóng to bằng hai ngón tay) và 163 (chạm để phóng to). Với bằng 381: tất cả các thiết bị của Samsung bị kết luận có vi phạm; bằng 915: tất cả, trừ sản phẩm Ace, Intercept và Replenish; bằng 163: tất cả, trừ Captivate, Continuum, Gem, Indulge, Nexus S 4G, Transform và Vibrant.
|
Samsung xuất xưởng 50,2 triệu điện thoại thông minh trên toàn cầu trong quý 2, trong khi Apple chỉ bán được 26 triệu điện thoại iPhone. |
Đối với câu hỏi về việc liệu Samsung có chủ ý yêu cầu Samsung Mỹ vi phạm các sáng chế của Apple hay không, bồi thẩm đoàn kết luận "có" với sáng chế 318 trên tất cả các thiết bị, "có" với sáng chế 915 trên tất cả trừ Replenish, và "có" với tất cả trừ Captivate, Continuum, Gem, Indulge, Nexus S 4G, Transform và Vibrant. Ban bồi thẩm cũng kết luận Samsung đã chủ ý vi phạm cả ba sáng chế về phầm mềm nói trên, và không đưa ra được chứng cứ và lý lẽ để phản biện.
Tiếp theo là các bằng sáng chế về thiết kế - một trong những trọng tâm trong cáo buộc của Apple. Sau thời gian ba ngày nghị án, bồi thẩm đoàn kết luận Samsung có vi phạm thiết kế của iPhone trên nhiều thiết bị của hãng.
Cụ thể, với sáng chế D’677, bồi thẩm đoàn tuyên "có vi phạm" cho nhiêu thiết bị, từ Fascinate đến Vibrant và các phiên bản Mỹ của mẫu Galaxy S II. Kết quả tương tự cũng xảy ra với hai bằng sáng chế 087 và 305 - những mẫu điện thoại nổi tiếng của Samsung như Galaxy S, Infuse 4G đều có tên trong danh sách vi phạm. Chỉ có một số ít các sản phẩm của Samsung được kết luận không vi phạm sáng chế của Apple.
Chuyển sang sáng chế về thiết kế của iPad, đây có lẽ là niềm vui nhỏ nhoi đầu tiên của Samsung, khi bồi thẩm đoàn tuyên không vi phạm cho hai sản phẩm Galaxy Tab 10.1 WiFi và Galaxy Tab 10.1 4G LTE.
Đi kèm theo tất cả các bằng sáng chế có liên quan là câu hỏi: liệu Samsung có biết được rằng hãng đang vi phạm tài sản trí tuệ của Apple hay không? Kết luận của bồi thẩm đoàn là đối với những thiết bị bị tuyên có vi phạm, Samsung đều nhận thức được việc làm của mình. Một câu hỏi quan trọng hơn, vì nó liên quan đến việc xác định mức thiệt hại và bồi thường, là Samsung có chủ đích vi phạm sáng chế hay không? Vấn đề này đã được ban bồi thẩm xác định là "có" cho tất cả các sáng chế, trừ hai bằng mang số hiệu 087 và 889.
Kết luận tiếp theo của bồi thẩm đoàn liên quan đến kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm. Thuật ngữ này có thể hiểu một cách ngắn gọn là sự liên tưởng giữa thiết kế của Apple đến nhận thức của người tiêu dùng về công ty. Hãng điện tử Mỹ cáo buộc rằng Samsung đã sao chép thiết kế của hãng, và vì thế đã cố tình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Ban bồi thẩm đã có câu trả lời cho hai câu hỏi quan trọng nhất là:
Kiểu dáng công nghiệp của iPhone có được bảo hộ hay không: Có, nhưng chỉ với mẫu iPhone 3G.
Samsung có ảnh hưởng xấu đến nhận thức về kiểu dáng công nghiệp của iPhone hay không: chỉ với mẫu iPhone nào được bảo hộ thôi. Các sản phẩm Fascinate, Galaxy S, Galaxy S 4G, Showcase, Mesmerize và Vibrant đều cho thấy đã ảnh hưởng đến kiểu dáng công nghiệp của iPhone. Với iPad và các mẫu iPhone không bảo hộ, bồi thẩm đoàn kết luận không ảnh hưởng.
Chúng ta đã thấy được một số kết luận trong phán quyết của bồi thẩm đoàn. Bây giờ điều đáng quan tâm nhất là bên thua kiện sẽ phải bồi thường với số tiền là bao nhiêu. Dựa trên những vi phạm về thiết kế, tính năng phần mềm và kiểu dáng công nghiệp kể trên, ban bồi thẩm yêu cầu Samsung phải trả cho Apple 1.051.855.000 USD tiền đền bù thiệt hại.
Nỗi buồn của Samsung chưa dừng lại ở đó, khi ban bồi thẩm đưa ra kết luận về các cáo buộc vi phạm của Samsung đối với Apple. Chín thành viên trong bồi thẩm đoàn xác định Apple không gây ra thiệt hại gì cho Samsung và do đó không phải trả tiền bồi thường.
Trong khi đó, một tòa án ở Seoul, Hàn Quốc ngày 24.8 đã ra phán quyết khẳng định cả Apple lẫn Samsung đều vi phạm bản quyền sáng chế của nhau trên các thiết bị di động.
Theo AFP, Apple đã xâm phạm hai sáng chế công nghệ của Samsung và phải đền bù thiệt hại 40 triệu won (35.242 USD). Tòa cũng yêu cầu Samsung đền bù 25 triệu (22.021 USD) vì xâm phạm một trong các sáng chế của Apple. Ban đầu mỗi bên đều đòi bên kia bồi thường đến 100 triệu won (88.086 USD).
Tòa cũng ra phán quyết cấm bán một số sản phẩm của Apple và Samsung ở Hàn Quốc, bao gồm điện thoại iPhone 4, máy tính bảng iPad 2 của Apple, điện thoại Galaxy S, Galaxy SII, Galaxy Nexus, máy tính bảng Galaxy Tab 10.1. Tuy nhiên những thiết bị mới nhất của hai hãng là điện thoại iPhone 4S và Galaxy SIII thì không bị ảnh hưởng.
Giới quan sát nhận định lệnh cấm này chỉ gây tác động nhỏ bởi không áp dụng cho các sản phẩm mới và cũng không ảnh hưởng tới phán quyết trong vụ kiện tương giữa hai công ty này ở Mỹ, nơi Apple đòi Samsung bồi thường tới 2,5 tỉ USD.
Theo công ty nghiên cứu IDC, Samsung xuất xưởng 50,2 triệu điện thoại thông minh trên toàn cầu trong quý 2, trong khi Apple chỉ bán được 26 triệu điện thoại iPhone.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Vui lòng nhập nội dung bình luận.