NTNN - Bà con dân tộc Ma Coong (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) gọi tộc trưởng Đinh Xon (60 tuổi) như vậy, bởi những tiến bộ mà ông đã đem về thắp sáng bản làng...
"Người Ma Coong trước đây sống du canh du cư, cuộc sống tối tăm cực khổ lắm. Sau năm 1965, đượcbộ đội biên phòng giúp đỡ, người Ma Coong mới bắt đầu định cư. Nhưng việc đi học của người Ma Coong làchuyện không có thực bởi khi đó không có trường, không lớp, không giáo viên.
Một buổi tối, sau bữa cơm, cha tao (ông Đinh Keo, ngày đó là tộc trưởng của người Ma Coong, nay đã mất - NV) kêu tao ngồi lại rồi bảo rằng: Cha làm tộc trưởng, sau này con cũng sẽ làm tộc trưởng. Mà tộc trưởng thì phải làm răng để đem về được thật nhiều cái tốt đẹp cho dân bản. Muốn rứa con phải đi học cái chữ. Có chữ rồi thì cái chi cũng rành, biết được cái đúng, cái sai mà nói với dân bản...” - tộc trưởng Đinh Xon bắt đầu câu chuyện về hành trình đi tìm cái chữ của mình.
Bố của Đinh Xon xin cho ông theo học tại Trường Thanh niên dân tộc nội trú ở huyện Lệ Thủy. Từ nhà đến trường mất 4 ngày đi bộ. Bụng đói, chân mỏi, nhiều lúc muốn bỏ học, nhưng nghĩ tới lời cha dặn, nghĩ tới bản làng đang trông mình mang cái chữ về nên Đinh Xon vẫn cố mà đi. Các chú bộ đội biên phòng thấy vậy cũng đã kịp thời động viên, cho gạo, cho lương khô để Đinh Xon đi học.
Cuối năm 1974, Đinh Xon học xong lớp 7/10, trở thành người nhiều chữ nhất ở bản làng của người Ma Coong. Có cái chữ rồi,Đinh Xon bắt đầu công cuộc đuổi ma dốt ngay với những người trong bản làng của mình.
"Hồi đó nói đến học chữ, người dân trong bản ai cũng lắc đầu. Với họ, lang thang trong rừng để kiếm cái ăn thì họ đi mãi không mệt, chứ nói đến học chữ rồi áp dụng cái này cái khác thì họ không biết mô. Tui phải thuyết phục mãi, vừa dạy họ học chữ, vừa dạy cho họ cách trồng cây bắp, cây lúa thế nào cho có nhiều quả, nhiều hạt. Nói như cán bộ bây chừ là phải cầm tay chỉ việc thì họ mới tin, mới làm theo đó chứ" - Đinh Xon tự hào với những thành công đầu tiên trong công cuộc đuổi con ma dốt đã ngự trị trong đời sống của người Ma Coong...
Từ đó đến nay, Đinh Xon dù không phải là một giáo viên chính thức nhưng nhờ ông mànhiều thế hệ người Ma Coong biết chữ.
Diệt giặc đói
Năm 2004, cha Đinh Xon mất, Đinh Xon là con trai trưởng nên được "kế vị" cha làm tộc trưởng và đảm nhiệm chủ trì lễ hội trống đập truyền thống diễn ra vào đêm trăng rằm tháng Giêng hàng năm...
Dẫn tôi băng rừng vào một khu đất khá bằng phẳng, Đinh Xon chỉ vào nương ngôtrồng xen lẫn lạc, đậu xanh, ông cười to, nói lớn: "Cha của tao trước kia tiên phong đi diệt giặc Pháp, giặc Mỹ, bây chừ thằng Đinh Xon này cũng phải tiên phong diệt "giặc dốt" và "giặc đói" cho "anh hùng" chứ! Ngày còn học ở trường, thầy cô có dạy cho tao là "tấc đất, tấc vàng", "có công mài sắt có ngày nên kim"... bây chừ tao mới thấy đem vào áp dụng tại vùng đất khai hoang này là rất hợp lý"...
Đến khu đất mà Đinh Xon có công khai hoang, tôi thấy có cả những ruộng lúa nước.
Ông nhớ tường tận: “Ngày 20 - 12- 1998, sau quá trình "khảo sát", gia đình tao chính thức bắt tay vào khai hoang mảnh đất này. Mất chừng 1 năm ròng, cả nhà mới đào đắp xong hệ thống kênh mương dẫn nước từ trên núi về để trồng lúa nước”.
Đinh Xon cũng tranh thủ sựbày vẽ của bộ đội biên phòng, cán bộ, lặn lội xuống dưới xuôi, ra các tỉnh bạn học hỏi cách thức làm ăn... Cần mẫn như con ong rừng nên vụ nào ông cũng thu được vài tấn thóc. Bà con thấy ông có thóc cũnglàm theo. Cái đói nhờ vậy mà dần được người Ma Coong đẩy lùi...
Năm 1993, dành dụm được 8 triệu đồng, Đinh Xon quyết định mở một con đường nối từ km 47 Đường 20 Quyết Thắng tới bản Cà Roòng 2. Đinh Xon bảo, mở con đường này là đểngười dân trong xã đi lại, giao thương với miền xuôi. Nhờ có con đường của Đinh Xon, con gà, buồng chuối... của bà con đã bán được giá hơn...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.