Tổng thống Putin đứng đầu những nhà lãnh đạo giàu nhất thế giới

Ngọc Mai (Theo Gazettereview) Thứ bảy, ngày 17/02/2018 14:55 PM (GMT+7)
Tưởng rằng chỉ có giới doanh nhân, nghệ sĩ mới kiếm được tiền tỷ, nhưng các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới cũng sở hữu khối tài sản khổng lồ không tưởng.
Bình luận 0

Một số người dùng tiền để giành lấy quyền lực. Những người khác vẫn sử dụng quyền lực để kiếm tiền. Đối với 10 nhà lãnh đạo này, họ đều có cả tiền bạc lẫn quyền lực. Đây là danh sách những nhà lãnh đạo giàu nhất thế giới với vị trí đứng đầu không thể bất ngờ hơn.

10. Tổng thống Nursultan Nazarbayev, Kazakhstan - 1 tỷ USD

Mặc dù đứng đầu của một trong những nước nghèo nhất ở châu Âu, ông Nazarbayev đã tích lũy được rất nhiều tài sản từ khi giữ chức Tổng thống năm 1989. Trong nhiều thập kỷ qua, ông đã và đang làm việc để cải thiện hình ảnh của mình trong mắt quốc tế bằng cách tổ chức nhiều hội thảo lớn để thúc đẩy hòa bình giữa các tôn giáo.

img

Tổng thống nước Kazakhstan sở hữu tài sản tỷ đô

9. Hoàng tử Albert II, Monaco - 2 tỷ USD

Hoàng tử Albert Alexandre Louis Pierre Grimaldi là thành viên giàu có thứ hai của bất kỳ gia đình hoàng gia nào trên toàn Châu Âu. Đa số cổ phần của ông là trong ngành casino và giải trí của Monaco, cũng như rất nhiều bất động sản trong nước và nước Pháp. Ngoài sự giàu có, Hoàng tử Albert II rất quan tâm đến các vấn đề môi trường. Mặc dù là một người đam mê ô tô, hầu hết các phương tiện di chuyển của ông đều là xe hybrid (xe sử dụng năng lượng sạch đầu tiên trên thị trường ô tô).

img

Hoàng tử Albert II (trái) đặc biệt tâm huyết với vấn đề môi trường

8. Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad bin Khalifa Al Thani, Qatar - 2 tỷ USD

Ngoài việc là một trong những nhà lãnh đạo giàu có nhất thế giới, Sheikh Tamim cũng là người trẻ nhất. Là một sinh viên tốt nghiệp Học viện Quân sự Anh Sandhurst, ông giữ một vị trí trong Lực lượng Vũ trang Qatar cho tới khi đảm nhận các chức vụ trong văn phòng chính phủ. Sự giàu có của ông đến từ tài sản thừa kế và những gói đầu tư vào nền kinh tế Ấn Độ.

img

Quốc vương Qatar (giữa) tại Hội nghị thượng đỉnh Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh - Mỹ 

7. Vua Mohammed VI, Morocco - 2,1 tỷ USD

Với danh mục đầu tư đa dạng từ ngân hàng đến cửa hàng tạp hóa và thậm chí cả rượu, hầu như không có thị trường nào vua Mohamed không tham gia vào. Ông cũng sở hữu những tuyến đường lớn được sử dụng chủ yếu cho mục đích nông nghiệp. Vua Mohamed cũng đầu tư khá nhiều vào tiến bộ và sự phát triển của văn hoá Ma-rốc.

img

Vua Mohammed của nền kinh tế phát triển Morrocco

6. Quốc vương Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Dubai - 4 tỷ đô la

Maktoum có công khá lớn trong việc mở một loạt các doanh nghiệp tại Dubai như Emirate Airlines, Dubai Ports World (một trong những cảng thương mại lớn nhất trên thế giới). Bên cạnh đó, ông cũng chi hơn 1 tỷ USD cho các tổ chức nhân đạo về giáo dục đến y tế công cộng và cứu trợ chiến tranh.

img

Quốc vương Maktoum dẫn dắt Dubai trở thành một trung tâm kinh tế của thế giới

5. Hoàng tử Hans-Adam II, Liechtenstein - 4 tỷ USD

Đến từ một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới, Hoàng tử Hans-Adam II lại là người giàu nhất trong dòng máu hoàng gia ở châu Âu. Điều này chủ yếu là do gia đình của ông nắm giữ phần lớn cổ phần ngân hàng LGT trị giá 7.6 tỷ USD. Ông có sở thích sưu tầm và có hẳn một bộ sưu tập lớn được trưng bày cho chính người dân nước mình trong Bảo tàng Liechtenstein.

img

Hoàng thân giàu nhất châu Âu Hans-Adam II (trái)

4. Tổng thống Khalifa bin Zayed Al Nahyan, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất - 15 tỷ USD

Tổng thống Nahyan là một tổng thống theo đuổi các quan niệm hiện đại khi lên cầm quyền sau sự kiện cha ông mất chức năm 2004. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực tài chính, ngoài việc trở thành tổng thống, ông là chủ tịch của Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi, nơi quản lý khoảng 600 tỷ USD. Ông từng tặng 460 triệu USD cho các hoạt động nhân đạo, điển hình là các trung tâm nghiên cứu tim mạch và ung thư từ John Hopkins và Đại học Texas.

img

Tổng thống Nahyan được ngưỡng mộ bởi các tư tưởng tiến bộ

3. Quốc vương Hassanal Bolkiah, Brunei - 20 tỷ USD

Ông Hassanal sở hữu hơn 2500 xe, bao gồm Rolls Royce được bao phủ bởi vàng 24k, và bất động sản tư nhân lớn nhất thế giới. Cung điện Istana Nurul Iman nơi ông ở có hơn 1.800 phòng, 17 tầng và rộng khoảng 200.000 mét vuông. Không như các nhà lãnh đạo khác, mặc dù giàu có nhưng Hassanal và cả gia đình bị lên án về sự suy thoái đạo đức. Vụ việc được công bố rộng rãi gần đây là anh trai ông, Jefri, đã sử dụng hơn 40 tỷ USD từ Cơ quan Đầu tư Brunei để bù đắp các khoản nợ của mình.

img

Quốc vương Brunei từng tự lái chuyên cơ tới Đà Nẵng dự APEC

2. Vua Bhumibol Adulyadej, Thái Lan - 30 tỷ USD

Dưới thời cai trị gần 70 năm, vua Adulyadej là người đứng đầu nhà nước lâu nhất trên thế giới và trong lịch sử của Thái Lan. Thông qua một số báo cáo, vua Adulyadej có nhiều khoản đầu tư khác nhau trị giá từ 20-40 tỷ USD, chủ yếu trong bất động sản, ngân hàng và các công ty cơ sở hạ tầng.

img

Vị vua quốc dân trong tim triệu người Thái 

1. Tổng thống Vladimir Putin, Nga - 40 tỷ USD

Là một trong những lãnh đạo quyền lực nhất thế giới, ông Vladimir Putin đứng đầu danh sách này. Hầu hết các tài sản của ông trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng, vũ khí và đầu tư đất đai đều không được công bố rõ, và ông chỉ tuyên bố mức lương 80.000 USD một năm. Tuy nhiên, nhiều người đã ước tính rằng tài sản cá nhân của ông Putin có thể dao động từ 40 tỉ đến một con số hoàn toàn điên rồ là 70 tỷ USD. Những gì chúng ta có thể nói chắc chắn là sở thích của ông đối với đồng hồ cao cấp cùng bộ sưu tập 700.000 USD và 12 căn biệt thự.

img

Nhà lãnh đạo quyền lực Vladimir Putin

Ai giàu nhất trong 4 tỷ phú đô la của Việt Nam?

Trong khi tài sản của 2 tỷ phú đô la trên sàn chứng khoán là Phạm Nhật Vượng và Nguyễn Thị Phương Thảo tăng chóng mặt...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem