Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bạch Thị Thanh Vân, sinh năm 1981, từng tốt nghiệp thạc sĩ ngành Thực tế phát triển quốc tế, Trường Đại học Monash, Australia. Trước đó, chị Vân học tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Hà Nội. Năm 1999 đến 2004, chị học và tốt nghiệp 2 trường đại học là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, khoa Toán Tin ứng dụng và Trường Đại học Ngoại ngữ, khoa Anh (nay là Trường Đại học Hà Nội).
Tưởng rằng ra trường chị sẽ có một công việc ổn định đến già. Sau 10 năm làm IT, chị quyết định rẽ hướng đi du học chuyên ngành khác, đó là năm 2015, chị nhận học bổng du học Australia, ngành Thực tế phát triển quốc tế.
Chia sẻ với PV báo Dân Việt về kinh nghiệm lấy học bổng dù không phải chuyên ngành sở trường trước đó, chị Vân tiết lộ có nhiều cách như học hỏi từ những người thân, giáo viên và từ các nhóm ứng viên từng giành học bổng... Đặc biệt, đến vòng phỏng vấn, chị Vân lên thư viện nhiều tuần liền để học những "mẹo" về ngôn ngữ cơ thể và tập viết bằng bút để thi IELTS (vì nhiều năm làm lập trình viên, gõ phím nhiều hơn nên viết tay bị chậm). Nhờ những kinh nghiệm "thu nhặt" được, chị đã giành được học bổng ngôi trường có tiếng ở Australia và sau đó cũng giúp 2 bạn khác giành học bổng ở quốc gia này.
Nói về lý do chọn ngành Thực tế phát triển quốc tế, chị Vân cho hay, đơn giản vì đó là ngành mới, thu hút nhân lực. Công việc của ngành này cũng tiếp xúc nhiều với cộng đồng, đây là điều mà chị Vân muốn hướng đến để phát triển bản thân. Chị Vân bày tỏ, những năm tháng học bên Australia cũng giúp cho chị nhiều bài học sống và trở thành một Bạch Thị Thanh Vân thích ứng linh hoạt với cuộc sống ngày hôm nay.
Từ cô nữ sinh có hai bằng Toán tin, Ngoại ngữ, đi làm IT rồi đi du học ngành Thực tế phát triển quốc tế, và khi về nước, chị Vân lại có quyết định táo bạo mà chị vui vẻ tự nhận là: "Một phép thử chưa biết kết quả, người đời bảo là... điên".
Chị Vân kể: "Trong quá trình du học, nhóm mình có bài tập lớn là cách làm để thay đổi cộng đồng. Đề bài theo hướng mở và chúng mình học được nhiều từ giáo viên và các dự án thực tế của các bạn cùng học. Trong số đó có một bạn nhiều năm làm quản lý dự án phát triển cộng đồng ở miền núi phía Bắc. Người bạn này đã kể cho mình nghe nhiều về diện tích, thổ nhưỡng, đặc sản... và mình đã hỏi tại sao không bán đồ vùng cao xuống thành phố. Đặc sản vùng cao ngon, sản phẩm không thêm sản lượng nhưng lại rất đặc thù và chất lượng tốt. Mình có thể bán với giá xứng đáng hơn để tăng thu nhập cho người bản địa. Vậy mà cuối cùng câu chuyện đó lại là khởi đầu cho ngã rẽ của chị Vân khi chính chị lại là người đi bán gạo vùng cao".
Chị Vân hiện là chủ sở hữu một công ty về gạo. Chị chia sẻ, giá gạo Khẩu cẩm xẳng chị đang bán, tại địa phương có giá cao gấp 2 giá gạo tẻ và cao gấp 1,5 gạo nếp thông thường, năm sau lại cao giá hơn năm trước. Tuy nhiên thực tế, chị Vân cho hay, gạo là thứ lãi suất rất thấp, bê vác nặng, việc đóng gói cũng vất vả, bụi... Vì chị bán gạo tươi, có khách đặt mới cho xát lẻ, đóng gói giao ngay. Vì làm thủ công và mất nhiều công sức, chưa có lãi nên đôi lúc chị Vân cũng cảm thấy nản chí. Thế nhưng, đến hiện tại, chị vẫn vững tin vào phép thử mình đang đi.
Không chỉ đơn giản là bán gạo, chị Vân luôn ấp ủ làm sao để gạo vùng cao thơm ngon, chất lượng đến tay người tiêu dùng nhiều hơn nữa nhưng với câu chuyện khác. "Bên Nhật họ cũng có 1 vài giống gạo trồng trên núi cao, được bán với giá siêu cao. Mình có lợi thế về việc phục tráng giống cổ và có thể làm việc với chính quyền địa phương để hợp tác làm chương trình "1 địa phương, 1 sản phẩm". Với giống Khẩu cẩm sẵng, hiện mình vẫn đang thiếu câu chuyện để đưa gạo đi xa hơn nữa. Chúng ta nên học tập người Nhật, họ bán sản phẩm và cả câu chuyện của họ với giá rất xứng đáng", chị Vân nói.
Bên cạnh đó vẫn là bài toán, diện tích chỉ vậy, sản lượng chỉ có thế, vậy phải làm sao để nâng giá trị sản phẩm. "Mình đang muốn nghiên cứu để hướng tới sản xuất những sản phẩm tinh chế hơn từ gạo này chứ không đơn thuần bán gạo. Ví dụ như giống lúa nếp đang phục tráng mà công ty của mình mới đưa vào giới thiệu cực kỳ thơm. Vậy phải làm gì từ nó thay vì đơn thuần bán gạo nếp? Mình muốn tìm đường để xuất khẩu gạo này chứ không muốn bán lẻ gạo này như năm trước nữa", chị Vân chia sẻ.
Clip tại sự kiện.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.