Theo kỹ sư Tạch, cách lý giải và thử nghiệm của Toyota Việt Nam (TMV) “như trò đùa trẻ con”. Chẳng hạn, đối với lỗi áp suất phanh bánh sau tăng hơn so với bánh trước làm cho phanh sau “ăn” hơn bánh trước, sẽ dẫn đến việc rê bánh sau khi phanh ở tốc độ cao.
Nếu thử phanh với lốp mới, tốc độ thấp (TMV cho thử 9 xe với tốc độ 60km/h - PV) sẽ không thấy được sự nguy hiểm. Trong khi đó, người sử dụng không phải lúc nào cũng đi xe với lốp mới và tốc độ thấp.
|
Toyota Việt Nam tiếp tục có hàng nghìn xe bị lỗi kỹ thuật. Trong ảnh là một trong 96 chiếc xe Innova sử dụng động cơ gỉ sét được phát hiện năm 2008. |
Về số lượng xe bị lỗi, anh Tạch cho biết, con số gần 9.000 xe bị lỗi theo thừa nhận của TMV là không trung thực. Theo các tài liệu và phân tích của anh Tạch, tổng số lượt xe bị lỗi của TMV có thể lên đến gần 100.000 xe; trừ đi số lượng xe cùng lúc mắc 2, hoặc 3 lỗi, tổng số lượng xe bị lỗi sẽ khoảng 60.000 xe.
Ông Đỗ Hữu Đức, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết: Kiểu loại xe ô tô Inova và Fortuner do TMV lắp ráp đã được Cục ĐKVN kiểm tra theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và cấp giấy chứng nhận. Đối với các xe sản xuất lắp ráp hàng loạt tiếp theo, TMV có trách nhiệm tự kiểm tra và phải duy trì các chỉ tiêu chất lượng như đã công bố.
Ông Đức cho biết, theo Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đối với tất cả các loại hàng hóa thuộc danh mục phải quản lý Nhà nước về chất lượng, thì nếu sản phẩm đó có lỗi, có nguy cơ gây mất an toàn cho người sử dụng thì đều phải triệu hồi và khắc phục. Theo thông lệ, việc triệu hồi sản phẩm để khắc phục lỗi sẽ do nhà sản xuất tiến hành thực hiện và có báo cáo cụ thể đến cơ quan quản lý về nội dung, phương thức, tiến độ...
Đối với trường hợp sự cố của TMV, ông Đức cho biết sau khi xem xét cụ thể mức độ lỗi của các xe do TMV sản xuất, Cục mới đưa ra giải pháp cụ thể.
Sỹ Lực
Vui lòng nhập nội dung bình luận.