TP.HCM: 411 vị trí định hướng đầu tư xây dựng bến thủy nội địa

Quang Phương Thứ tư, ngày 30/06/2021 13:36 PM (GMT+7)
TP.HCM đang quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết 411 vị trí để đầu tư xây dựng bến thủy nội địa giai đoạn 2020 – 2030, tránh tình trạng bến thủy nội địa không phép hoạt động tràn lan như Dân Việt đã đưa tin.
Bình luận 0

Để xây dựng hệ thống bến thủy nội địa trên toàn TP.HCM theo quy hoạch, mới đây, ngày 18/6, UBND TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo gửi Sở GTVT, Sở Quy hoạch kiến trúc, UBND TP.Thủ Đức, UBND các quận huyện trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình đã giao UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện cập nhật 411 vị trí định hướng đầu tư xây dựng bến thủy nội địa giai đoạn 2020 – 2030 vào các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý; báo cáo kết quả về Sở GTVT trong tháng 7 này để theo dõi, làm cơ sở xem xét cấp phép, quản lý hoạt động bến thủy nội địa trên địa bàn TP.HCM.

TP.HCM: 411 vị trí định hướng đầu tư xây dựng bến thủy nội địa - Ảnh 1.

Một bến thủy nội địa không phép trên rạch Trao Trảo (phường Trường Thạnh, cách cầu Trao Trảo 100m) - (Ảnh: Quang Phương)

Phó chủ tịch UBND TP.HCM cũng giao Sở Quy hoạch kiến trúc hướng dẫn UBND TP.Thủ Đức và các quận huyện tổ chức điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết theo quy định.

Theo giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm thì Sở đã cập nhật, định hướng 411 vị trí đầu tư xây dựng bến thủy nội địa trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2030 gồm: bến hàng hóa: 160 bến, bến chuyên dùng: 13 bến; bến hành khách: 184 bến; bến khách ngang sông: 28 bến; bến tổng hợp 26 bến.

Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết: Việc xây dựng, trình phê duyệt đề án giai đoạn 2020 – 2030 nhằm rà soát đánh giá thực trạng, kết quả thực hiện quy hoạch giao thông và các chương trình kế hoạch, xác định quan điểm và mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu nghiên cứu của đề án nhằm xây dựng lộ trình phù hợp nhằm triển khai đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, tính kết nối cao, từ đó giảm ùn tắc – tai nạn giao thông và đáng ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần tạo cảnh quan môi trường đô thị, nâng cáo chất lượng cuộc sống người dân…

Theo Sở GTVT TP.HCM cho biết, trên địa bàn TP.HCM hiện nay, tổng số bến thủy nội địa được cấp phép hoạt động là 295 bến: gồm 32 bến hàng hóa, 70 bến hành khách; 2 bến hàng hóa, hành khách; 16 bến neo đậu; 6 bến huấn luyện, tập kết rác, 31 bến vật liệu thi công công trình, 110 bến kinh doanh vật liệu xây dựng và 28 bến khách ngang sông.

TP.HCM: 411 vị trí định hướng đầu tư xây dựng bến thủy nội địa - Ảnh 3.

Bến thủy nội địa không phép trên rạch Trao Trảo (cách cầu Tăng Long 100m về thượng nguồn) - (Ảnh: Quang Phương)

Ngoài ra, theo thống kê của Thanh tra Sở GTVT TP.HCM thì TP.HCM có hiện đang có 52 bến thủy nội địa hoạt động không phép. Các bến này chủ yếu là vận chuyển vật liệu xây dựng, neo đậu, sửa chữa, đóng phương tiện… có 3 bến thủy nội địa không phép đang hoạt động trên các tuyến sông, kênh, rạch do Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III quản lý: Bến Long Phú, bến Ngọc Thành trên sông Đồng Nai (phường Long Bình, TP.Thủ Đức)…

TP.HCM: 411 vị trí định hướng đầu tư xây dựng bến thủy nội địa - Ảnh 4.

Một bến thủy nội địa không phép trên rạch Ông Nhiêu (cách cầu Ông Nhiêu 300m về thượng lưu) đang neo đậu và sửa chữa phương tiện - ( Ảnh: Quang Phương).

Có 49 bến thủy nội địa hoạt động trên các tuyến sông, kênh rạch do Cảng vụ đường thủy nội địa TP.HCM quản lý. Các bến này chủ yếu là vận chuyển vật liệu xây dựng, neo đậu sửa chữa đóng phương tiện… Cụ thể, tại quận 8 (4 bến), huyện Bình Chánh (12 bến) TP.Thủ Đức (15 bến), quận 12 (1 bến) huyện Hóc Môn (5 bến), huyện NHà Bè (4 bến), huyện Cần Giờ (5 bến)…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem