Một nhánh kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè nước đen thui, rác nổi lềnh bềnh từ sự xả thải vô trách nhiệm của DN và người dân. Ảnh: Hồ Văn
Các đề xuất điều chỉnh tăng phí này được cho là nhằm cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 54 của Quốc hội và mục tiêu cuối cùng theo đề án là để đảm bảo công bằng.
Các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp thực sự quan tâm đến đề án tăng phí môi trường. Ảnh: Hồ Văn
Các đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm 16 nhóm cơ sở như: chế biến nông lâm thủy sản; thực phẩm; thuộc da; bột giấy; cao su; cơ khí; luyện kim; nhà máy cấp nước sạch; cơ sở sản xuất khác… Dự thảo đề án đề xuất bổ sung 2 nhóm đối tượng là các cơ sở y tế có phát sinh nước thải y tế và cơ sở xử lý chất thải rắn vào danh sách thu phí nước thải công nghiệp.
Ngoài ra, thành phố cũng đề xuất tăng cách tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo hướng thu tăng phí nhằm đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp phí và tác động đến hành vi giảm xả nước thải ô nhiễm.
Một dòng kênh chảy qua huyện Hóc Môn bị ô nhiễm và đen ngòm vì nước thải của các cụm công nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Hồ Văn
Phản biện nội dung đề xuất trong dự thảo, ông Trần Thanh Hồng (đại diện Khu chế xuất Tân Thuận) cho rằng, làm dự thảo đề án cần dẫn chứng số liệu cụ thể, rõ ràng. Còn dự thảo đề án này, số liệu sơ sài, không cẩn thận sẽ tạo thêm gánh nặng cho DN. “Không thể làm theo cảm tính, trái với quy định của Chính phủ” - ông Hồng nói.
Dẫn chứng chi tiết, TS.Lê Đặng Trung cho biết: “Đối tượng phải nộp phí là bao nhiêu và đã thu được bao nhiêu? Con số này rất quan trọng. Hiện thành phố chỉ mới thu gần 2.800 cơ sở. Tôi tin là còn nhiều cơ sở chưa thu, có khi lên đến cả trăm ngàn cơ sở. Không liệt kê được là một thiếu sót đáng tiếc và cách làm sơ sài này không thuyết phục được người dân và DN".
TS Lê Đặng Trung cho rằng, đề án rất sơ sài khó thuyết phục được DN và người dân. Ảnh: Hồ Văn
Ông Tống Hữu Châu - Hội đồng tư vấn khoa học kỹ thuật và môi trường thành phố cho rằng, nên xem xét lại việc đưa các cơ sở y tế, khám chữa bệnh vào đối tượng bị thu phí, bởi trước đây, thành phố yêu cầu các bệnh viện lớn xây dựng hệ thống xử lý rồi. Cơ sở nhỏ cũng yêu cầu phải có biện pháp xử lý nước thải. .
Cũng theo ông Châu, mục tiêu cuối cùng của đề án vẫn nhằm làm cho môi trường tốt hơn, người dân được hưởng lợi. Vì vậy thành phố nên có chủ trương bắt buộc các cơ sở y tế, nếu chưa xử lý nước thải, phải xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải trong quý 3 hoặc cuối năm 2018.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.