Theo đó, trong đề thi chính thức kiểm tra học kỳ II, môn ngữ văn lớp 9, ở phần I, câu 1 như sau:
“Nguyễn Du viết:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Nào phải để cho chúng ta biết cảnh mùa xuân ra sao mà thôi, hai câu thơ làm chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã nhìn thấy trong cảnh vật, rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy.”
Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Nêu tên tác giả tác phẩm
b) Từ ý nghĩa của các cụm chủ vị “ta biết cảnh mùa xuân”, “chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng”, em hãy tìm các cụm từ thể hiện điều chúng ta có được từ văn học nghệ thuật (qua đôi câu thơ của thi hào Nguyễn Du).
Giáo viên một trường THCS tại TP HCM bày tỏ: “Tôi không biết cả câu a và câu b của đề thi đang hỏi gì nhưng đoạn trích trong đề thi thuộc tác phẩm “Tiếng nói Văn nghệ” của nhà văn Nguyễn Đình Thi”.
Giáo viên này cho biết: Phải đọc kỹ thì mới biết đây là trích đoạn bài viết của Nguyễn Đình Thi vì nếu không để ý dấu ngoặc kép, học sinh sẽ trả lời ngay đây là tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đề ra mù mịt, gài bẫy cỡ này sao học trò lớp 9 chống đỡ được!
Một giáo viên khác phân tích: Nhiều giáo viên đọc xong cũng bị lừa huống gì là học sinh. Người ra đề không nhìn thấy vấn đề lớn hơn đó là văn chương không nên đánh lừa các em. Các em còn quá nhỏ để phải hoang mang và hoài nghi.
Đây cũng là đề thi sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THCS, nhiều giáo viên lo ngại đề thi đánh đố khiến học sinh rất dễ mất điểm câu này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.