TP.HCM nỗ lực bảo vệ môi trường nông thôn

Trần Đáng Thứ sáu, ngày 02/06/2023 17:21 PM (GMT+7)
Tại TP.HCM, những năm gần đây cho thấy, cùng với khu vực đô thị, sức ép của các hoạt động ở nông thôn lên môi trường rất đáng kể.
Bình luận 0

Chất thải sản xuất áp lực lên môi trường

Hàng năm, lượng rác thải trong sản xuất nông nghiệp phát thải ra môi trường tương đối lớn. Đặc biệt, rác thải nguy hại, như vỏ chai, bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp thải ra môi trường chưa được thu gom, xử lý theo đúng quy trình, gây ô nhiễm không nhỏ đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có hàng ngàn cơ sở công nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và hàng ngàn cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Thành phố đã và đang đôn đốc cơ sở xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.

Cùng với đó, chất thải từ hoạt động chăn nuôi, giết mổ cũng đang gây áp lực mạnh lên môi trường nông thôn thành phố. Trên địa bàn thành phố mới có khoảng 100 cơ sở chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh động vật trên cạn.

TP.HCM nỗ lực bảo vệ môi trường nông thôn - Ảnh 1.

Nông dân huyện Củ Chi (TP.HCM) chăn nuôi bò sữa. Ảnh: Trần Đáng

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có hàng ngàn cơ sở công nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và hàng ngàn cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Thành phố đã và đang đôn đốc cơ sở xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.

Đáng kể nhất là chất thải trong sinh hoạt của người dân nông thôn. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày ở thành phố rất lớn.

Tăng cường cải thiện chất lượng môi trường

Nhằm phát huy kết quả tích cực đạt được trong việc triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 - 2020; tiếp tục tập trung các giải pháp ngăn chặn xu hướng tái ô nhiễm môi trường, từng bước cải thiện chất lượng môi trường thành phố, hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, UBND TP.HCM đã ban hành chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2021 - 2030.

Để đạt mục tiêu chương trình này UBND thành phố đã đề ra 5 nhóm giải pháp thực hiện. Theo đó, thành phố sẽ tăng cường vai trò của truyền thông trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút các ngành nghề đầu tư trong lĩnh vực môi trường; đảm bảo sự tiếp cận thuận lợi, bình đẳng của các nhà đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ thân thiện môi trường; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra.

Thành phố cũng sẽ đẩy mạnh đầu tư công nghệ cao, khuyến khích việc sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, kiểm soát và xử lý triệt để ô nhiễm, kết hợp xử lý chất thải tạo năng lượng, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sinh thái.

Thành phố tập trung các giải pháp công trình để phục vụ công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành trong vùng, các vùng lân cận và quốc tế trong quản lý, giải quyết các vấn đề tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhằm giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp ở các xã đang xây dựng nông thôn mới, Sở NNPTNT TP.HCM cũng đã ban hành Kế hoạch 1902. Theo đó, trong giai đoạn 2022-2025, về lĩnh vực trồng trọt sẽ giảm thiểu tối thiểu 15% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 60% và tái sử dụng được tối thiểu 12% chất thải nhựa.

Với lĩnh vực bảo vệ thực vật, giảm tối thiểu 20% vật liệu nhựa; thu gom phân loại được tối thiểu 80%, và tái sử dụng được tối thiểu 12% chất thải nhựa. Về lĩnh vực chăn nuôi, giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa, thu gom phân loại được tối thiểu 80%, và tái sử dụng được tối thiểu 25% chất thải nhựa...

Về lĩnh vực thủy sản, nâng cao tỷ lệ thu gom, phân loại, tái sử dụng, xử lý rác thải nhựa từ các hoạt động sản xuất thủy sản, như: Từ 50% trở lên cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ, lẻ và từ 70% tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thu gom, phân loại rác thải nhựa tại cơ sở trước khi chuyển đến các đơn vị có chức năng xử lý... 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem