Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024 chính thức khai mạc sáng 25/9, với chủ đề: Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP.HCM.
Theo các chuyên gia, chuyển đổi công nghiệp là quá trình ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sáng tạo và các chiến lược kinh doanh để tái định hình các ngành công nghiệp, nâng cao hiệu quả, tính bền vững và năng lực cạnh tranh.
Ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho biết về thực trạng chuyển đổi công nghiệp, TP.HCM đã khuyến khích di dời và sắp xếp các doanh nghiệp thuộc nhóm có nhiều tác động môi trường, thâm dụng lao động từ năm 2000. Sau đó, nhiều doanh nghiệp ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0, sản xuất thông tin và khu công nghệ cao, công viên phần mềm Quang Trung hình thành.
Theo ông An, nội dung chuyển đổi công nghiệp của TP.HCM hiện nay là chuyển đổi kép, kết hợp chuyển đổi công nghiệp trên nền tảng xanh và số.
Cụ thể, phát triển kinh tế xanh thời gian tới của TP.HCM tập trung vào 4 trụ cột ưu tiên: đầu tư phi carbon; mua bán tín chỉ carbon và dịch vụ liên quan; tăng khả năng chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu; xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn.
Về phát triển kinh tế số, TP.HCM tập trung 4 vấn đề lớn: xây dựng các nền tảng tích hợp hiệu quả chính quyền số và đô thị thông tin; ứng dụng số để cải thiện năng suất các ngành kinh tế trọng điểm; phát triển các nền tảng kinh tế chia sẻ trong tiêu dùng và sản xuất; phát triển các ngành công nghiệp công nghệ số mang tính chiến lược.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết nhiều chính sách khuyến khích phát triển theo hướng xanh và số đã được TP.HCM chú trọng ban hành thời gian qua như Chương trình chuyển đổi số, kế hoạch chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2025, chiến lược phát triển vi mạch TP.HCM đến năm 20230…
Tuy nhiên, song song đó, TP.HCM cần những điều kiện khác như nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn tài chính lớn, nguồn tài chính xanh à sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính cho mục tiêu chuyển đổi công nghiệp của thành phố.
Ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP.HCM, cho biết với vai trò là trung tâm kinh tế tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật, TP.HCM có nhiều đóng góp chung cả nước.
Tuy nhiên, TP.HCM đang đứng trước nhu cầu cấp bách trong tiến trình nâng cao chất lượng sống của người dân, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Ông Nên cho biết Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho TP.HCM đến 2030 trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại, và đến 2045 trở thành thành phố có nền công nghiệp phát triển hiện đại ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực với nhiều chỉ tiêu cụ thể.
Để đạt được mục tiêu, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết hiện cùng với giải pháp phát triển bền vững, TP.HCM xác định chuyển đổi xanh toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm, chuyển đổi công nghiệp là động lực, chuyển đổi số là đột phá và hợp tác phát triển là nhiệm vụ quan trọng, tất yếu.
“Trước mắt, TP.HCM sẽ tập trung vượt qua 3 thử thách lớn đó là nhanh chóng cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, công nghệ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách thể chế thủ tục hành chính, và có những cơ chế chính sách vượt trội, đột phá, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, tháo khó khăn vướng mắc tạo cơ hội hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp yên tâm đầu tư, hoạt động phát triển”, Bí thư TP.HCM nhấn mạnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.