Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo thông tin từ UBND TP.HCM, hiện tại chỉ có tỉnh Long An đã gửi phản hồi. Các tỉnh còn lại là Bình Dương, Đồng Nai, và Bà Rịa - Vũng Tàu cần nhanh chóng hoàn thành hồ sơ để UBND TP.HCM kịp tổng hợp và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về phương án vốn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng lãnh đạo 5 địa phương đã thống nhất ưu tiên thực hiện dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP), với lưu ý về hình thức BT đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét. Trong trường hợp cần sử dụng ngân sách nhà nước, các địa phương được khuyến nghị ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương. Đặc biệt, nếu cần thiết, các tỉnh có thể đề xuất thêm các cơ chế và chính sách đặc thù để hỗ trợ triển khai dự án.
Riêng tỉnh Bình Dương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị địa phương này chủ động làm văn bản gửi UBND TP.HCM, nhằm đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp tục thực hiện các dự án thành phần của tỉnh này.
Các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai, và Bà Rịa - Vũng Tàu chịu trách nhiệm báo cáo phương án đầu tư cho các dự án thành phần của đường Vành đai 4, tương ứng với phần tuyến đường qua địa phận của mình.
Dự kiến tổng chiều dài của toàn tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM là hơn 206km, đi qua các tỉnh thành: Bà Rịa - Vũng Tàu (18,23km), Bình Dương (47,95km), TP.HCM (16,7km), Long An (78,3km).
Ở giai đoạn đầu, dự án sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch được duyệt với lộ giới 74,5m. Đường cao tốc hoàn chỉnh có 4 làn xe, 21 nút giao thông liên thông và đường dân sinh hai bên tuyến sẽ được xây dựng theo nhu cầu cụ thể của từng địa phương.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.