Nghe tin anh quyết định đầu tư xây chợ, vợ anh và người thân, bạn bè cực lực phản đối. Nhưng khi được anh giải thích cặn kẽ ý nghĩa của việc mình làm, mọi người đã đồng ý và ủng hộ anh. Để có 500 triệu đồng xây chợ, ngoài số tiền tích góp được sau nhiều năm, anh phải vay mượn thêm từ người thân, bạn bè.
Anh Luận bên ngôi chợ do mình bỏ tiền xây dựng. Ảnh: Công Tâm.
Đầu tháng 5.2014, anh khởi công xây chợ, đến đầu năm 2015 ngôi chợ khánh thành và đi vào hoạt động. Chợ được xây dựng khang trang trên diện tích 1.500m2, có nền xi măng cao ráo thoáng mát, phía trên che bằng tôn chắc chắn, xung quanh có tường bảo vệ và có hệ thống thoát nước.
Để giúp anh có tiền duy trì hoạt động của chợ, tiểu thương buôn bán tại đây đưa cho anh từ 5.000 – 6.000 đồng/người. Những tiểu thương có hoàn cảnh khó khăn anh nhất quyết không nhận tiền. Chị Cao Thị Hồng- một tiểu thương buôn bán trái cây tại chợ cho biết: Trước đây ở chợ tạm bợ, mùa mưa sình lầy nên chị và các tiểu thương khác không bán được hàng. Từ khi có ngôi chợ do anh Luận bỏ tiền xây dựng, việc buôn bán của các tiểu thương rất thuận lợi do khách hàng đến chợ rất đông.
Hiện chợ Lương Tri là nơi buôn bán của đồng bào người Chăm, Raglai và Kinh, hoạt động nhộn nhịp 3 buổi/ngày. Hàng hóa tại chợ rất phong phú, nhất là hàng nông sản. Anh Luận chia sẻ: “Tôi xuất thân trong một gia đình nghề nông nên tôi thấu hiểu nỗi vất vả của người nông dân, chỉ mong làm được một việc gì đó giúp bà con bớt khổ”.
Ông Bùi Văn Trong – Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Sơn cho biết, từ khi chợ do anh Luận xây đi vào hoạt động, đời sống của người dân thôn Lương Tri có nhiều thay đổi tích cực. “Có được điều đó là do chợ giúp bà con thuận lợi trong việc buôn bán hàng hóa, các sản phẩm nông sản của người dân địa phương được tiêu thụ dễ dàng”- ông Trong nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.