Trạm thu phí
-
Sau nhiều tuần gây bão trên mạng với “trạm thu giá”, cuối cùng, sự tranh cãi cũng đi vào hồi kết khi Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết sẽ nghiên cứu, trình Chính phủ phương án đổi tên và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thì nói cứ tên cũ mà dùng.
-
Đó là chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sau phát biểu trả lời chất vấn đầu tiên của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.
-
Đúng 8h25 sáng nay, 4.6, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sẽ đăng đàn trả lời các chất vấn của đại biểu về các vấn đề nóng của ngành giao thông.
-
Tổng cục Đường bộ có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp đổi từ "trạm thu phí" sang "trạm thu giá" trước khi tranh cãi về tên gọi này nổ ra.
-
“Trạm thu phí” hay “trạm thu giá”, từ nào có nghĩa và từ nào là vô nghĩa, vì sao không đơn giản là “trạm thu tiền”. Cách dùng từ kỳ lạ của cơ quan chức năng đã gây nên làn sóng tranh cãi lớn trong dư luận. Đó chỉ là một phần trong những sự kiện nóng tuần qua.
-
Trạm thu giá BOT dù đã được sử dụng trong thực tế nhưng vẫn đang là khái niệm gây tranh cãi.
-
Câu chuyển đổi tên "trạm thu phí" sang "trạm thu giá" của Bộ Giao thông đang nhận được sự quan lớn của các Đại biểu Quốc hội. Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, bà Nguyễn Thanh Hải, trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội cho rằng, tên "thu giá" là chưa có tiền lệ và dễ gây hiểu lầm.
-
Theo luật sư, với cách đặt tên trạm BOT của Bộ GTVT, người dân phải “trả giá” khi đi qua trạm BOT, sẽ mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. “Ai là người phải “trả giá” khi BOT án ngữ bất hợp lý?” – luật sư đặt câu hỏi.
-
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ lạ lẫm với từ "thu giá", trong khi giảng viên luật cho rằng đây là thuật ngữ kỳ quặc, được sử dụng máy móc.
-
Việc đổi tên gọi thành Trạm thu giá BOT, theo chuyên gia pháp lý, thay đổi thẩm quyền quản lý, điều chỉnh mức phí và tên gọi của các khoản chi phí phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không thể tùy tiện thay đổi và sử dụng tên gọi khác dẫn đến hiểu nhầm, hiểu sai bản chất của thuật ngữ pháp lý.