"Thu giá" BOT: Trưởng ban Dân nguyện gợi ý hướng "sửa sai"

Đình Vũ Thứ năm, ngày 24/05/2018 12:13 PM (GMT+7)
Câu chuyển đổi tên "trạm thu phí" sang "trạm thu giá" của Bộ Giao thông đang nhận được sự quan lớn của các Đại biểu Quốc hội. Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, bà Nguyễn Thanh Hải, trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội cho rằng, tên "thu giá" là chưa có tiền lệ và dễ gây hiểu lầm.
Bình luận 0

img

Theo ông Nguyễn Thanh Hải, tên gọi "trạm thu giá dễ gây hiểu lầm và bất hợp lý"

Bày tỏ quan điểm về những bức xúc của người dân trong câu chuyện đổi tên trạm thu phí BOT sang trạm thu giá, bà Nguyễn Thanh Hải, trưởng ban Dân nguyện bày tỏ quan điểm: Về bản chất, nếu nói trạm thu giá thì về từ ngữ, từ "thu giá" chưa từng được sử dụng. Khi sử dụng dịch vụ phải trả giá liên quan tới mức độ sử dụng dịch vụ đó, tuân theo nguyên tắc thị trường. Nên nếu đúng nghĩa thì tên của nó sẽ gọi là "trạm bán vé" khi sử dụng dịch vụ BOT do doanh nghiệp cung cấp.

Trạm bán vé, trạm kiểm soát vé. Giống như đi xem phim thì đi mua vé. Hoặc nếu vẫn dùng chữ "giá" phải dùng đầy đủ: trạm thu giá sử dụng dịch vụ BOT do doanh nghiệp A, B, C cung cấp. Giá đó do doanh nghiệp điều tiết.

Theo đó, nếu trạm đông người qua thì lấy thu bù chi thì sẽ giảm giá. Nếu trạm ít người qua lại thì không đủ bù chi doanh nghiệp sẽ tăng giá. "Tôi nghĩ tên gọi gây ra sự hiểu lầm, nghe không hợp lý với từ ngữ trước nay mà mình sử dụng".

Về giá BOT, bà Hải bày tỏ quan điểm: Đã có đợt giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về vấn đề này và có những khuyến nghị, khuyến cáo là việc thu tiền của người dân khi sử dụng dịch vụ BOT phải bảo đảm quyền và lợi ích của người dân. Phải có đường dẫn song song khi người dân không sử dụng đường BOT có đường song song đi để không phải chi trả thêm tiền. Mức độ doanh nghiệp đầu tư vào con đường đó như thế nào để tương đồng với mức độ thu.

"Có những hiện tượng người dân bất bình như vấn đề con đường nhà đầu tư vào nằm ở đường nhánh nhưng đặt trạm thu giá ở những con đường chính. Dù thu phí hay thu giá hay thu tiền cần bảo đảm hài hòa lợi ích nhà nước, nhà đầu tư và người dân".

Bà Hải đề xuất: Tới đây ta còn phải thu hút đầu tư vào con đường khác, nhà đầu tư, nhà nước và người dân cũng phải có lợi. Cần có cơ chế hài hòa. Trước BOT người dân bức xúc đặt trạm, khoảng cách và giá thu mỗi trạm. Hiện nay dù giá hay phí thì người dân phải trả tiền, bảo đảm trả hợp lý.

"Việc Bộ GTVTcần quan tâm là rà soát khoảng cách vị trí giữa các trạm, mức thu phí của các trạm, cần thanh tra, kiểm tra đếm số lượt mà các phương tiện giao thông đi qua các trạm BOT bảo đảm số lượt công bố chính xác. Khi xảy ra sự thiếu minh bạch cần phải xử lý quyết liệt", bà Hải nhấn mạnh.

Về việc bộ làm đáp ứng bao nhiêu phần: Tôi nghĩ, cái gì cũng phải có thời gian, quá trình. Đây là giám sát của UBTVQH liên quan đến các công trình đầu tư theo hình thức BOT đã có kiến nghị, rà soát số đặt trạm, vị trí đặt trạm. Bộ Giao thông triển khai kế hoạch giải quyết vấn đề này.

Đánh giá về hoạt động của Bộ GTVT thời gian qua, theo bà Hải đã có chuyển biến tích cực, "Từ khi kiến nghị tháng 11.2017 đến nay vẫn đang tiếp tục giải quyết và sẽ có báo cáo UBTVQH và Quốc hội trong thời gian tới. Tôi thấy Bộ cũng có quyết liệt rà soát, xử lý, đánh giá hiệu quả. Vị trí đặt trạm có khuyến cáo, xử lý với những trạm".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem