Diễn đàn thu hút sự tham dự của hơn 150 khách mời là các đại biểu cấp cao từ Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, chuyên gia trong ngành nông nghiệp Việt Nam cùng thảo luận về tương lai của ngành nông nghiệp tại Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của châu Âu tại khu vực ASEAN, sau Singapore, sau hiệp định thương mại tự do.
Nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo vệ đầu tư Việt Nam (IPA) được ký kết vào ngày 30/6/2019, Việt Nam và châu Âu đã tiến gần hơn với cam kết mạnh mẽ đối với thị trường thương mại, công bằng và dựa trên định hướng tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu cho Việt Nam.
Sự hợp tác và sự gắn kết về mặt pháp lý được cải thiện thông qua EVFTA này sẽ mang lại lợi thế cho Việt Nam theo hướng chủ động. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam là không chỉ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mà còn mang lại lợi thế cho người dân được tiếp cận với các sản phẩm chất lượng cao. Bên cạnh việc đem đến các cơ hội kinh tế quan trọng, EU và Việt Nam đã đồng ý cam kết thực hiện những biện pháp phát triển bền vững mạnh mẽ.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại diễn đàn.
“Chúng ta đều biết rằng ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ là một trong những ngành được nhiều lợi ích nhất từ EVFTA, vì việc giảm thuế sẽ làm tăng nhu cầu và thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường tiêu dùng lớn, chi tiêu cao của Châu Âu. Tuy nhiên, EU có tiêu chuẩn rất cao về nhập khẩu thực phẩm. Vì vậy, việc các doanh nghiệp châu Âu và các nhà sản xuất Việt Nam kết hợp với nhau, học hỏi lẫn nhau và giúp phát triển một ngành nông nghiệp hàng đầu thế giới tại Việt Nam với các sản phẩm an toàn, được chứng nhận và theo dõi là điều không bao giờ quan trọng hơn” - ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham cho biết.
Thêm vào đó, EVFTA sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu nông sản, cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. EU hiện là thị trường lớn thứ hai cho hàng xuất khẩu của Việt Nam các mặt hàng chủ chốt như cà phê, hạt điều và hạt tiêu.
Đây cũng là cơ hội để ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp cận đổi mới và công nghệ, tăng cường sự bền vững trong nông nghiệp thông qua nâng cao năng suất, chất lượngvà đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và các đại biểu ấn tượng với thiết bị bay phun thuốc bảo vệ thực vật của Bayer.
Nhận định cơ hội đến từ EVFTA, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho biết những ưu đãi về thuế quan của EVFTA sẽ mở ra cơ hội cho nông sản Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào thị trường rộng lớn với 28 quốc gia thành viên. Nhưng đây cũng là một thị trường chất lượng cao, nông sản Việt Nam cần nâng cao tính cạnh tranh để nắm bắt cơ hội ngay từ khi hiệp định có hiệu lực.
Theo tự nhiên, canh tác nông nghiệp cần đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước và đất. Hoạt động nông nghiệp ngày càng tăng lên nhưng diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm; trước bối cảnh này, tính bền vững cần được đặc biệt chú trọng. Vào năm 2050, ở quy mô toàn cầu, nhu cầu thực phẩm sẽ tăng 50% nhưng trước biến đổi khí hậu không ngừng diễn ra thì sản lượng nông sản có thể giảm tới 30%.
Để ngành nông nghiệp tương lai có nguồn thực phẩm linh hoạt cung cấp đủ cho nhu cầu trên phải tăng cường áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Đồng thời, việc chính phủ khuyến khích hướng nông dân với sản xuất lâu dài, bền vững, ứng phó thông minh với biến đổi khí hậu; cũng như giúp nông dân thay đổi trong việc tiếp cận thông tin, công nghệ tiên tiến và tài chính sẽ góp phần cải thiện được sinh kế cho 500 triệu nông hộ nhỏ trên toàn cầu, vốn là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.
“Rõ ràng là các giải pháp kỹ thuật số của chúng tôi đã mang đến những cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy canh tác bền vững trong nông nghiệp. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng giúp các nông hộ nhỏ sản xuất nhiều hơn với nguồn tài nguyên ít hơn" - ông Kohei Sakata, Giám đốc Chiến lược kỹ thuật số khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhánh Khoa học cây trồng Tập đoàn Bayer cho biết.
Bayer và HTX Trung An (Kiên Giang) sẽ hợp tác đưa mô hình máy bay phun thuốc trừ sâu vào hoạt động.
Trong các giải pháp kỹ thuật số, thiết bị bay không người lái có thể giúp nông dân sản xuất nhỏ canh tác an toàn và tiết kiệm. Thiết bị này giúp phun các sản phẩm bảo vệ cây trồng và điều đó giúp nông dân ít tiếp xúc với hóa chất, phun đúng vị trí và liều lượng giúp tiết kiệm thuốc và hạn chế lạm dụng các sản phẩm hóa học. Ngoài ra, thiết bị bay không người lái cũng giúp nhà nông tiết kiệm nước. Hơn nữa, thiết bị còn là một giải pháp tuyệt vời giúp ứng phó với tình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp.
Hiện nay, ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển, nguồn lao động đang khan hiếm, không đủ nhân lực để vận hành trang trại, thiết bị bay không người lái sẽ giúp cơ giới hóa nông nghiệp, giúp nông dân sản xuất hiệu quả cao và ít lao động hơn.
Tại Việt Nam, trong khuôn khổ hợp tác của Chương trình Chuỗi giá trị lúa gạo giữa Bayer và Trung An, Bayer đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Trung An để ứng dụng hệ thống máy bay không người lái nông nghiệp tại địa phương và cung cấp giải pháp bảo vệ cây trồng phù hợp để giúp cải thiện năng lực canh tác và kiểm soát dư lượng trong sản xuất lúa chất lượng cao, hướng đến thị trường xuất khẩu.
Bước đầu, dự án được triển khai thí điểm cho nông dân thuộc hợp tác xã Trung An tại Hòn Đất, Kiên Giang trong 2 năm, từ tháng 5/019 đến tháng 4/2021 với diện tích 200 ha trên tổng diện tích 800 ha của hợp tác xã.
Một giải pháp khác của Bayer, ứng dụng công nghệ sinh học giúp hạt giống ngô tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, điển hình như chống lại dịch sâu keo mùa thu trên cây ngô. Bệnh dịch này hiện là mối đe dọa trên toàn thế giới bao gồm cả Việt Nam, đã làm giảm đáng kể năng suất ngô.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.