Trào lưu bố nuôi, con nuôi trên Twitter: Hám vật chất, lười lao động (kỳ 2)

Đình Việt Thứ bảy, ngày 25/07/2020 13:00 PM (GMT+7)
Chuyên gia cho rằng, trào lưu bố nuôi, con nuôi rất đáng báo động và cần lên án. Đây còn là hậu quả của một bộ phận thanh niên hám vật chất nhưng lười lao động.
Bình luận 0

Tiếp tục chia sẻ với PV Dân Việt xung quanh mối quan hệ "sugar daddy và sugar baby" (tạm dịch: bố nuôi - con nuôi), anh N.B (35 tuổi, trú Hà Nội) chia sẻ, anh đã trải qua nhiều mối quan hệ cha nuôi, con nuôi. Đã mất rất nhiều "học phí" cho những mối quan hệ có phần phiêu lưu mạo hiểm này nên anh đúc kết ra được nhiều điều.

Trào lưu bố nuôi, con nuôi trên Twitter: Hám vật chất, lười lao động - Ảnh 1.

Nhiều cô gái tự đăng thông tin của mình lên mạng để tìm bố nuôi.

Theo anh B., trên mạng người ta hay nói, "sugar daddy và sugar baby" đơn giản chỉ là trao đổi "tình – tiền", điều này không đúng lắm. Bởi nếu vậy, hai bên tìm đến nhau là để thỏa mãn nhu cầu sinh lý, sẽ không được lâu dài.

Anh này cho rằng, tuy mình mất tiền những cần phải có một chút tình cảm, cần hiểu và chia sẻ với cuộc sống của "sugar baby". Ngược lại, "sugar baby" cũng phải là người hiểu chuyện, biết lắng nghe thì mối quan hệ mới lâu dài được.

"Nếu không có nhu cầu tình cảm, đừng tìm "sugar baby" làm gì cho mất công, vì sớm muộn gì cũng cảm thấy đắt đỏ và lãng phí rồi mối quan hệ này sẽ kết thúc. Nếu mình chỉ tìm con nuôi vì nhu cầu tình dục mà không liên quan đến cuộc sống của họ, các con nuôi sẽ có thêm nhiều bố nuôi khác" – anh B. chia sẻ.

Tuy vậy, theo anh này, hầu hết các con nuôi đều một lúc có có 2 – 3 bố nuôi, họ nhận làm con nuôi của nhiều người để có thêm thu nhập, anh B. biết rõ điều này nhưng vẫn chấp nhận tham gia vì đơn giản đây là cuộc chơi.

"Vẫn có một số cô gái có thể nói là sugar baby xịn, nhưng họ lại có những yêu cầu quá cao mà gần như rất ít người đáp ứng nỗi. Họ yêu cầu mình phải giàu, vẻ ngoài phải tuấn tú, phải là người có học thức và  biết chiều chuộng như người yêu. Gặp những người thế này nên kết thúc mối quan hệ ngay sau buổi gặp gỡ đầu tiên vì mấy ai đủ tiêu chuẩn đâu" – anh B. tâm sự.

Ngoài ra, theo anh B., khi tham gia mối quan hệ, ngoài số tiền hàng tháng mà các bố nuôi phải trả theo thỏa thuận, còn phát sinh thêm một số khoản "phụ phí" khác như tiền đưa con nuôi đi ăn, đi chơi, đi xem phim, đi du lịch, quà sinh nhật… thậm chí là thuê nhà cho họ. Chính vì thế, những người tham gia "cuộc chơi" đều có điều kiện về tài chính.

Trào lưu bố nuôi, con nuôi trên Twitter: Hám vật chất, lười lao động - Ảnh 3.

Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn.

Còn theo anh T.N (TP.HCM), con nuôi có nhiều thành phần, nhưng khi chọn anh thường tìm đến các nữ sinh viên vì họ tươi trẻ, có học thức và biết cách cư xử, thậm chí làm cho mình "đẹp mặt" khi dẫn đi tiếp khách…

"Những cô gái này phần lớn xuất phát từ nhà nghèo, có nhu cầu tiền bạc cho học hành, quần áo, mua sắm các loại mỹ phẩm, nhưng cũng có những người là vì ham chơi, lười làm. Nhan sắc của từng cô gái và cách cư xử giỏi hoặc là giỏi trong… chuyện ấy cũng thể hiện đẳng cấp của một con nuôi để làm giá với các bố nuôi lắm tiền nhiều của" – anh N. nói.

Anh N. đưa ra lời khuyên, khi xác định tham gia "trò chơi" các bố nuôi và sugar con nuôi phải biết cách tự bảo vệ mình, đặc biệt là trong những lần quan hệ tình ái. Nếu không rất dễ mắc phải phải những căn bệnh truyền nhiễm.

Trao đổi với PV Dân Việt, chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn cho rằng, đây là một hiện tượng đáng báo động và đáng lên án. Theo vị chuyên gia này, đây là việc làm của những cô gái ham chơi, lười học, hám vật chất nhưng không muốn lao động.

"Tôi cho rằng, trào lưu này cũng là một hình thức mại dâm trá hình, nhưng được "tô hồng" dưới cái mác của sự tự nguyện. Tuy nhiên, sẽ rất khó xử lý vì làm sao mà lấy được bằng chứng khẳng định đây là mua bán dâm" – ông Đoàn nhấn mạnh.

Theo ông Đoàn, trào lưu bố nuôi, con nuôi rất dễ để lại nhiều hệ lụy, ví dụ như nguy cơ nhiễm bệnh các bệnh xã hội, các cô gái dễ mang thai ngoài ý muốn, bị vợ thật của các bố nuôi đánh ghen. Thậm chí là bị lợi dụng để làm những việc vi phạm pháp luật...

"Sự lựa chọn cách sống là quyền của mỗi cá nhân, nhưng mỗi người cũng cần biết những giới hạn để bản thân không gặp phải những hậu quả đáng tiếc" – chuyên gia Đinh Đoàn nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem