Nếu như trẻ đang chơi đùa, đang ăn có hiện tượng đột ngột ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ... tức là trẻ đã bị hóc. Vì vậy, bố mẹ cần phải bình tĩnh thực hiện những bước sau:
Vỗ vào lưng
Khi thấy bé có những biểu hiện trên hãy dùng một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh vào lưng trẻ. Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.
Tư thế của người sơ cứu có thể ngồi hoặc đứng đưa chân ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp sau đó vỗ 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai.
Ảnh minh họa biện pháp vỗ lưng.I.T
Ép ngực
Sau khi làm xong biện pháp trên mà trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức. Cần lưu ý, nên đạt đầu bé thấp và nhấn vào vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú. Người sơ cứu nên làm thực hiện 5 lần ép ngực và luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật được tống ra.
Ảnh minh họa biện pháp ép ngực.I.T
Nếu như thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra thì cha mẹ cần hút kỹ chúng để thông đường thở cho con, đồng thời tránh không để thức ăn không ứ đọng trong mũi, miệng gây hậu quả về sau.
Đối với trẻ trên 2 tuổi, còn tỉnh táo, người sơ cứu có thể đẻ bé đứng thẳng và dùng phương pháp ép bụng. Người sơ cứu đứng sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Nên làm liên tiếp, nhiều lần để ép dị vật ra ngoài.
Ảnh minh họa. I.T
Đối với trẻ bị hôn mê, người sơ cứu nên đặt trẻ nằm ngửa, dang rộng chân, quỳ giữa 2 chân trẻ. Sau đó, đặt gốc bàn tay lên ấn 5 lần vào vùng thượng vị dưới xương ức theo hướng đẩy vật hóc ra ngoài.
Song song với việc sơ cứu người nhà cần gọi xe cấp cứu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.