Trước đó, tại cuộc thi World’s Best Rice (Gạo ngon nhất thế giới) ở Hội nghị quốc tế lần thứ 11 về thương mại gạo, tổ chức tại Manila (Philippines), nhóm nhà khoa học gồm: Trưởng nhóm, kỹ sư Hồ Quang Cua, TS Trần Tấn Phương và kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương đã được vinh danh khi gạo ST25 do họ lai tạo nhận được cúp World’s Best Rice.
Theo đại diện nhóm nghiên cứu, giống lúa ST25 có chu kỳ sản xuất ngắn với 95 ngày, lúa thơm, hạt dài, cơm dẻo. Năm 2014, giống được đưa vào khảo nghiệm và đến năm 2016 bắt đầu trồng thử. Đây là giống lúa ngắn ngày, có tính kháng bệnh hơn hẳn một số giống lúa cổ truyền, cho năng suất 7 tấn/ha.
Ngoài là giống lúa đặc sản, ST25 còn thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL; sinh trưởng tốt tại vùng đất mặn, phèn. Đặc biệt ST25 rất thích hợp cho vùng xen canh lúa tôm.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện trao Bằng khen cho ông Cua và nhóm nghiên cứu. Ảnh: QT.
Chia sẻ tại buổi lễ, kỹ sư Hồ Quang Cua đã chân thành cảm ơn các cộng sự đã luôn đồng hành với ông suốt 20 năm. Đồng thời, ông cũng chia sẻ những những khó khăn, thuận lợi trong việc lai tạo thành công dòng lúa ST, nhất là ST25 của tỉnh Sóc Trăng.
Ông Hồ Quang Cua tại trại nghiên cứu và sản xuất giống lúa Hồ Quang (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Ảnh: C.L.
Sóc Trăng là một trong các tỉnh trọng điểm sản xuất lúa của khu vực ĐBSCL với tổng sản lượng lúa hàng năm đạt trên 2 triệu tấn. Nhiều năm nay, tỉnh chủ động chỉ đạo xây dựng các đề án, dự án đầu tư cho chương trình chuyển đổi cơ cấu giống lúa từ cao sản thường sang các giống lúa thơm đặc sản chất lượng cao, và đã đạt được kết quả rất tích cực.
Ông Hồ Quang Cua đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2013. Với những cống hiến không ngừng nghỉ của mình trong suốt hơn 25 năm miệt mài nghiên cứu lai tạo các giống lúa thơm ST, ông Cua không những là nhà khoa học làm rạng danh quê hương Sóc Trăng mà còn là người được nhiều nông dân ngưỡng mộ, trân quý.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.