Trong phần trình bày về xu hướng báo chí trong tương lai, bên cạnh những xu hướng đã được truyền thông nhắc đến trong thời gian vừa qua như báo di động, báo chi xã hội, báo chí sáng tạo..., ông Lê Quốc Minh, Tổng biên tập VietnamPlus, đã mô tả những dấu hiệu đầu tiên trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động báo chí.
Một diễn giả trình bày tại hội thảo "Smartphone & Truyền thông hiện đại"
Theo ông Minh, với phần mềm Grammarly (hiện chỉ sử dụng với tiếng Anh), các toà soạn có thể giải phóng đáng kể sức lao động của các biên tập viên khi các phần mềm này có thể thao tác một loạt tác nghiệp biên tập như chỉnh sửa chính tả, chỉnh sửa cấu trúc ngữ pháp, chọn từ khoá, kiểm tra xem bài báo đó đã được sử dụng ở đâu đó hay chưa?...
Tại buổi hội thảo "Smartphone với truyền thông hiện đại" hôm 14.5, các diễn giả đã chia sẻ những góc nhìn khác nhau về xu hướng truyền thông hiện đại. Báo di động đã có những bước phát triển ấn tượng khi đang chiếm khoảng từ "20 - 30% lượng truy cập và chừng ấy doanh thu từ các mạng adnetwork", như chia sẻ của ông Đỗ Lê Thăng - Trưởng ban Báo điện tử Dân Việt.
Trong thời gian tới, tại Việt Nam, với số lượng người dùng smartphone có kết nối dữ liệu đang ở mức hơn 20 triệu và tốc độ tăng trưởng mạnh, thì báo di động chắc chắn sẽ có tốc độ vượt các kênh truyền thông khác.
Bà Kwon Tae Xơn, Tổng biên tập tờ Huffington Post Korea, chia sẻ quan điểm này khi xác nhận số người đọc phiên bản của tờ báo này đã gấp hơn 200% số người đọc phiên bản của báo qua máy tính.
Nhà báo Bae Myung-Bok (Nhật báo Joongang, Hàn Quốc), người có 30 năm làm tại toà soạn báo giấy này đã bày tỏ sự lo ngại sự tụt dốc về số lượng phát hành, bạn đọc và doanh thu đến từ quảng cáo của các tờ giấy ở Hàn Quốc.
"Nếu không thể thích nghi trong thời đại mobile thì báo chí sẽ biến nhất. Đây có lẽ không phải chỉ là vấn đề mà báo chí Hàn Quốc phải đối mặt. Có thể Việt Nam cũng sẽ gặp phải trong thời gian tới" - ông Bae Myung-Bok nhấn mạnh.
Xuân Vũ (Xuân Vũ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.