Ngày 9.4, Mỹ đã đưa ra cảnh báo cứng rắn với Triều Tiên về các hành động có thể "gây bất ổn thêm" cho khu vực, sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công một động cơ thiết kế cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có tầm bắn vươn tới lãnh thổ nước Mỹ. Washington yêu cầu Bình Nhưỡng kiềm chế những hành động và tuyên bố có thể gây bất ổn thêm cho khu vực, và tập trung thực hiện những bước đi rõ ràng hướng tới việc thực thi đầy đủ các cam kết và nghĩa vụ quốc tế.
Trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cảnh báo Triều Tiên sẽ "phải trả giá đắt" vì các hành vi mang tính khiêu khích bất chấp phản ứng của cộng đồng quốc tế.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố kiên trì theo đuổi chương trình hạt nhân.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc trong tuần này cũng đã từ chối cuộc gọi của Bình Nhưỡng để đàm phán để giải quyết bế tắc về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Các quan chức Hàn Quốc cho biết, Seoul không thấy hứng thú khi đối thoại không nhìn thấy hiệu quả và thời gian này là cần thiết để thực hiện các biện pháp trừng phạt buộc Bình Nhưỡng phải thay đổi hành vi của mình và đồng ý từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un trước đó cho biết, Triều Tiên vẫn tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân của minh. Tuy vậy, các biện pháp trừng phạt mà Liên Hợp Quốc và các nước đưa ra đã hạn chế kinh phi, vật tư thiết bị, vì vậy các quan chức Triều Tiên sẽ khó lòng đạt được mục tiêu của họ.
Bất kỳ thử nghiệm tên lửa hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo mới nào của Triều Tiên sẽ tiếp tục được đáp trả bằng các lệnh trừng phạt bổ sung mà có thể bao gồm một lệnh cấm xuất khẩu lao động của Triều Tiên. Nếu điều đó xảy ra, có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Trung tâm dữ liệu nhân quyền Hàn Quốc cho biết, ước tính có hơn 50.000 lao động Triều Tiên làm việc tại Trung Quốc, Nga và các nước khác, mang về nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Triều Tiên.
Nhiều lo ngại rằng, biện pháp trừng phạt Triều Tiên có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người dân nghèo ở Triều Tiên.
Ngày 8.4, Triều Tiên thông báo đã thử nghiệm thành công một động cơ thiết kế cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Theo nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-Un, giờ đây Bình Nhưỡng có thể lắp đầu đạn hạt nhân vào loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới và có thể đưa bất kỳ kẻ thù nào, trong đó có phần lục địa của Mỹ, vào tầm tấn công.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.