Trồng cau
-
Mặc dù giá cau đang ở mức cao, tuy nhiên đây không phải là cây trồng chủ lực của Đắk Lắk, bởi vậy đã có nhiều khuyến cáo người dân không nên chặt bỏ các loại cây chủ lực như bơ, sầu riêng để trồng cau, bà Lại Thị Loan, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk trao đổi với Dân Việt chiều 13/9.
-
Tình hình dịch Covid-19 phức tạp, trong khi nhiều sản phẩm nông nghiệp bị rớt giá thì cau tươi An Lão (tỉnh Bình Định) lại được thương lái mua gom với giá từ 40.000 - 42.000 đồng/kg, tăng gấp 2 - 3 lần so với hồi đầu năm, giúp người trồng cau có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.
-
Mùa thu hoạch mới bắt đầu nhưng giá cau tăng liên tục, hiện đã tăng hơn 5 lần so với cùng thời điểm này năm ngoái và tiếp tục tăng.
-
Năm 2020, trong khi rất nhiều sản phẩm nông nghiệp từ chăn nuôi đến trồng trọt gặp nhiều khó khăn trong cả khâu sản xuất lẫn tiêu thụ thì nghề trồng cau, sơ chế cau của nhiều hộ dân ở xã Hải Đường (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đã mang lại nguồn thu hơn 60 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay.
-
Xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) là địa phương duy nhất được Nhà nước công nhận làng nghề cau (năm 2007).
-
Thời điểm này, nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi đang rầm rộ bước vào mùa thu hoạch trái cau. Năm nay, cau cho năng suất cao lại bán được giá khiến người dân vô cùng phấn khởi. Nhiều vườn cho thu nhập đến vài trăm triệu đồng.
-
Trong vài năm trở lại đây, giá cau luôn nằm ở mức khá cao, đem về nguồn thu ổn định cho những người trồng cau tỉnh Quảng Ngãi. Đặc biệt, khác với các huyện vùng núi khác, cau ở Nghĩa Hành được trồng xen trong vườn nhà, rất tiện cho việc chăm sóc, nên cau cho quả rất sai.
-
Về xã Bình Nghĩa, đi đến làng nào, xóm nào, nhà nào hình ảnh ấn tượng bạn bắt gặp đầu tiên đó chính là những cây cau thẳng tắp vút lên cao. Cau được người dân nơi đây trồng trong vườn, bên cổng, ở các đình, chùa…Việc trồng cau ở đây đã có hàng trăm năm, người dân trồng cau không phải làm giàu mà chủ yếu để cho...đẹp
-
Chỉ từ việc lấy quả từ hơn 400 cây cau để ươm thành cây giống bán mà ông Đỗ Thanh Minh, 64 tuổi, ở xóm 7, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu (Nam Định) có nguồn thu nhập hàng năm lên tới hàng trăm triệu đồng.
-
Tuy ở cái tuổi “xưa nay hiếm, nhưng ông Phạm Ngọc Thạch, xóm 8B, xã Hải Đường huyện Hải Hậu (Nam Định) vẫn miệt mài làm kinh tế vườn-ao-chuồng (V-A-C), đặc biệt mô hình trồng cau của ông đã cho hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm cho thu hơn 300 triệu đồng.