Vài năm gần đây, kiến trúc sư Tomohiro Hata trở thành một hiện tượng trong giới kiến trúc nhờ những công trình nhà ở siêu đặc biệt và không “đụng hàng”.
Một trong số đó là căn nhà rộng 78,43m2 tại thành phố Otsu, Nhật Bản.
Căn nhà nằm trong một khu dân cư được phát triển cách đây 3 năm, trong suốt thời kỳ bong bóng.
Trước kia, khu vực này từng là một vùng nông thôn bình dị.
Nhưng sau đó, một nhà phát triển đã biến nơi đây thành một ô đô thị.
Các căn nhà được tách biệt riêng. Mỗi nhà nằm cách nhau một khoảng và có tường rào bao quanh nhà.
Ngoài ra, mỗi ngôi nhà đều có thiết kế mái dốc. Đây là một kết quả từ ảnh hưởng của xu hướng “My Home” tại Nhật Bản những năm 80 và 90.
Dần dần, cách bố trí đô thị và hình dạng mái nhà đã trở thành điểm đặc trưng của khu vực này.
Các cư dân địa phương bắt đầu bảo vệ và giữ gìn đặc trưng này. Do đó, hiệp hội cư dân đã yêu cầu chính phủ biến nó thành một điều luật trong thiết kế quy hoạch vùng (năm 2015).
Theo lệ, mọi công trình mới xây hoặc sửa lại đều phải giữ nguyên đặc trưng đó.
Tuy nhiên, đội ngũ của Tomohiro lại muốn tạo nên điều gì đó vượt ra ngoài quy tắc chung.
Hành động này nhằm manh nha cho sự phát triển sắp tới của khu vực.
Dù vậy, họ vẫn giữ lại yếu tố “mái dốc” vì một mục đích sâu xa: đưa ánh sáng mặt trời xuyên qua khu vực liền kề.
Sau đó, họ sử dụng hình dạng này để thống nhất các đặc tính không gian trong nhà, bằng cách tạo ra một giếng trời ở ngay giữa nhà.
Bên cạnh đó, nhóm Tomohiro còn nhận ra một vấn đề về tỷ lệ của các căn nhà hiện tại trong khu vực. Trong đó bao gồm tỷ lệ về chiều cao và không gian chiếm dụng.
Có quá nhiều không gian thừa, khiến nhiều phòng bị bỏ không và khó kết nối với bên ngoài.
Để giải quyết vấn đề này, họ quyết định chỉ giữ nguyên tỷ lệ không gian chiếm dụng ở tầng trệt và thu hẹp diện tích của tầng 2.
Nhờ vậy, họ đã tạo ra một không gian sân thượng bao quanh căn nhà.
Sau đó, họ sắp đặt vị trí của tầng 2 sao cho tạo ra một khoảng sân thượng lớn ở phía Nam.
Do khu vực này được xây dựng trên sườn đồi nên địa hình được chia thành một dãy các bậc thang. Chiều cao của mỗi mảnh đất (bậc thang) tuân theo nguyên tắc cao bằng 1/3 -1/2 của nhà bên cạnh.
Vì tường rào đã có sẵn nên nhóm thiết kế đã chôn phần sàn tầng trệt xuống đất để giải quyết vấn đề tỷ lệ.
Kết quả là ngôi nhà có khung tường đầu hồi với hình dạng tuyệt đẹp, một sân thượng nổi kết nối không gian trong và ngoài nhà, một mái che và một bãi đỗ xe tiện dụng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.