Trồng dược liệu
-
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) đã xây dựng các mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu (ba kích, kim tiền thảo, hà thủ ô, sa nhân tím, đinh lăng, khôi tía, mắc ca, sơn tra, tre bát độ, quế,, trám ghép...). Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông đã mang lại giá trị kinh tế không nhỏ cho các hộ gia đình.
-
Khi cây hồ tiêu, cao su không còn mang lại hiệu quả kinh tế như trước, anh Ngô Thái Nam (tổ 4, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã chuyển đổi 30ha đất sang trồng các loại cây ăn quả và dược liệu theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình tổng hợp này hiện mang về cho gia đình nguồn thu hàng tỷ đồng/năm.
-
Với diện tích trồng các loài cây dược liệu quý đang cho thu hoạch khoảng 5ha (trên tổng diện tích 15ha), mỗi năm chị Phạm Thị Mai-1 nông dân 8X ở xã Yên Thái, huyện Yên Mô (Ninh Bình) đã có lợi nhuận gần nửa tỷ đồng mỗi năm và chắc chắn mức thu nhập này sẽ tăng gấp 3 vào những năm sắp tới đây
-
Đang làm đầu bếp tại một nhà hàng lớn, có thu nhập cao ở Lai Châu, anh Nguyễn Trần Văn (quê Ninh Bình) quay ngoắt lên núi trồng sâm khiến nhiều người bất ngờ. Đến giờ, anh đã là chủ một vườn cây dược liệu quý, giá trị tiền tỷ ở tỉnh vùng cao Tây Bắc.
-
Tình yêu bén duyên, nảy nở trên đất nước xa xôi Israel, khi trở về Việt Nam, Thanh Dư – Thanh Mi đang dần chinh phục mảnh đất miền Tây vốn trước nay vẫn được biết đến là vựa trái cây, lúa gạo để cùng nhau cho ra đời "Đứa con đầu lòng" mang tên Meron Farm - nông trại trồng dược liệu sạch.
-
Đến thời điểm này, bà con nông dân người Mông ở xã Tả Văn Chư, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã thu hoạch xong củ cát cánh niên vụ 2019 - 2020, ước tính doanh thu đạt trên 5,2 tỷ đồng.
-
Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, những năm qua, huyện Mường La (tỉnh Sơn La) đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong đó, việc phát triển trồng cây dược liệu, như thảo quả, sa nhân, sả Java... đang mở hướng đi mới trong phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.
-
Đầu mùa mưa năm nay, ông Nguyễn Như Huệ ở thôn 6, xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) thuê 2 ha đất cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để trồng cây sâm bố chính. Sau hơn 7 tháng trồng, ông khai thác với năng suất bình quân 2 tấn củ/ha.
-
Thời gian qua, nhờ phát triển cây dược liệu (ba kích, đảng sâm) mà nhiều hộ đồng bào thiểu số của các xã ở huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) có thu nhập ổn định, xóa đói giảm nghèo để vươn lên. Cũng nhờ cây dược liệu này nhiều hộ đồng bào có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
-
Có một vùng đất hàng chục ha tại xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) tưởng chừng như đã bị ngủ quên trong tâm trí người dân nơi đây, đã nhiều năm chỉ là nơi cư trú của lũ chuột và cỏ dại. Vậy mà chỉ sau 3 năm, với bàn tay, trí óc của anh Nguyễn Nhật Duật, mảnh đất như đã bừng tỉnh dậy, trở nên màu mỡ đối với cây đinh lăng và một số cây dược liệu khác.