Trồng rau hữu cơ: Giá cao vẫn đắt hàng, thu 200 triệu đồng/ha

Thu Hà - Lan Dương Thứ ba, ngày 23/09/2014 06:58 AM (GMT+7)
Vài năm trở lại đây, nông dân (ND) xã Thành Lập, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đổi đời nhờ mô hình trồng rau theo quy trình nông nghiệp hữu cơ. Với hướng đi mới, Thành Lập đã có những cánh đồng cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/ha/năm.
Bình luận 0

Ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Lương Sơn cho biết: “Cuối năm 2007 được sự hỗ trợ của Tổ chức ADDA (Đan Mạch) và Trường Cao đẳng NNPTNT Bắc Bộ (Hà Nội), Hội ND huyện Lương Sơn đã vận động ND các xã, thị trấn trồng rau hữu cơ, trong đó có xã Thành Lập.

Giá cao vẫn đắt hàng

Cũng theo ông Thành, từ năm 2008 đến nay Hội ND huyện thường xuyên mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho ND các xã, thị trấn nói chung và xã Thành Lập nói riêng. Tham gia lớp học, ND được trang bị những kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc rau hữu cơ (RHC).

Đồng thời, Ban quản lý dự án tiến hành rà soát các đối tượng để thành lập nhóm theo sở thích. Đến nay, huyện Lương Sơn đã thành lập và duy trì được 15 nhóm nông nghiệp hữu cơ theo sở thích ở 6 xã, thị trấn. Cụ thể, xã Thành Lập có 3 nhóm sản xuất, đó là Cây Gạo, Đồng Sương và Sòng. Tham gia dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ, các nhóm được hỗ trợ về kỹ thuật, nhà ủ phân, nhà sơ chế, bể chứa và đào giếng nước cung cấp nước phục vụ cây trồng...

Anh Bùi Quang Khải –Bộ phận thanh tra liên nhóm hữu cơ, Hội ND huyện Lương Sơn cho hay: “Thế mạnh của mô hình nông nghiệp hữu cơ là sản xuất không dùng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, không có chất biến đổi gene nên thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vì thế dù giá bán cao hơn 30% so với thị trường nhưng vẫn được người tiêu dùng đón nhận”.

Anh Khải thông tin thêm, sản phẩm RHC cũng phải tuân thủ quy định rất nghiêm ngặt, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, hoặc sản xuất không đúng quy trình sẽ không được các công ty bao tiêu chấp nhận.

Để đảm bảo các nhóm sản xuất nông nghiệp hữu cơ đúng theo quy trình, liên nhóm và các bộ phận thường xuyên đột xuất đi kiểm tra, động viên, trao đổi, xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh, giúp các thành viên trong nhóm yên tâm sản xuất.

Nhân rộng mô hình



Bà Bùi Thị Kim -Kế toán nhóm Cây Gạo
  
Tham gia dự án trồng rau hữu cơ, chúng tôi được tập huấn kỹ thuật, trang bị kiến thức bán hàng, lập kế hoạch sản xuất và tính toán sổ sách... nên thấy  tự tin, năng động hơn. Đây là dự án đem lại nhiều lợi ích, cần được nhân rộng”. 
 
Là một trong những hộ đầu tiên tham gia trồng RHC ở xã Thành Lập, chị Bạch Thị Hằng - Trưởng nhóm RHC Cây Gạo phấn khởi kể:

 

“Nhóm chúng tôi có 7 thành viên với 0,7ha đất trồng RHC theo từng vụ. Vụ này nhóm tôi trồng chủ yếu các loại rau như cải ngọt, ngót, muống... Sản phẩm RHC của nhóm chúng tôi được 3 công ty (Tâm Đạt, Tràng An, Vinagap) và cửa hàng kinh doanh thực phẩm xanh bao tiêu sản phẩm với giá ổn định 15.000 đồng/kg. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất nên RHC của chúng tôi luôn bán chạy”.

Cách khu trồng rau của nhóm Cây Gạo không xa là khu trồng RHC nhóm Đồng Sương. Nhóm Đồng Sương cũng có 7 thành viên tham gia trồng 0,5ha RHC. Anh Bạch Xuân Tráng - Trưởng nhóm cho hay: “Trồng rau hữu cơ năng suất tăng gấp rưỡi, giá thành lại cao hơn. Thêm vào đó, người trồng rau và người tiêu dùng đều “sống khỏe” do không phải tiếp xúc các chất độc hại... lợi đủ đường”.

Trung bình mỗi tháng, 3 nhóm Cây Gạo, Đồng Sương và Sòng cung cấp ra thị trường 2,5 tấn rau các loại. Thu nhập của các thành viên trung bình 2,5-2,7 triệu đồng/người/tháng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem