Trồng thanh long ruột đỏ
-
Với giá bán bình quân hiện nay là 25.000 đồng/kg, 1ha thanh long trồng trên đất Thủ đô sẽ cho doanh thu khoảng 300 - 400 triệu đồng trong đó lãi được khoảng 1/2.
-
Khởi nghiệp chỉ với 50 cây thanh long ruột đỏ trên vùng đất cằn, đến nay vườn thanh long của lão nông chân đất Nguyễn Văn Lợ (Gia Lai) đã tăng lên 2000 cây, cho thu nhập 600 triệu đồng/năm. Đó là chưa kể nguồn thu hơn 100 triệu từ 6 sào na mỗi năm và tương lai không xa với 500 cây quýt đường.
-
“Không chỉ tiết kiệm diện tích trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, mô hình thanh long ruột đỏ leo giàn còn tạo thuận lợi trong việc chăm sóc, vệ sinh vườn, thu hoạch và tránh được gió bão tốt…”, bà Lại Thị Thúy – Giám đốc HTX Thanh Long Uông Bí (TP.Uông Bí, Quảng Ninh) cho biết.
-
Vợ chồng Đoàn Quang Ngọc – Lại Thị Thúy ở phía đông hồ Yên Trung thuộc phường Phương Đông, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đã bỏ phố lên rừng lập trang trại nuôi lợn rưng, hươu, nai, trồng thanh long ruột đỏ...Mỗi năm vợ chồng ông Ngọc kiếm được hàng trăm triệu đồng.
-
Chị Tòng Thị Thủy, dân bản Bó Cón (phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) trồng thanh long ruột đỏ hơn 5 năm nay. Cần mẫn chăm sóc, làm cỏ, bón phân bò cho vườn thanh long ruột đỏ gần 1.000 gốc, mỗi năm bán quả, người phụ nữ dân tộc Thái đảm đang này nhẹ nhàng ‘bỏ túi” hơn 100 triệu đồng.
-
Năm 2011, ông Lê Hùng Dũng mua nhánh giống H14 ( nay đổi tên là giống Long Định 1) từ Viện Cây Ăn Quả Miền Nam về trồng, sau đó ông tự chiết nhánh con trồng cho những lần tiếp theo. Hiện nay ông Dũng đã trồng được 3.000 trụ thanh long ruột đỏ trên diện tích 3 ha, mỗi năm lãi hơn 1 tỷ đồng. Điểm đặc biệt là diện tích này vốn trước đây được ông Dũng nuôi tôm nhưng thu lỗ nặng.
-
Đến xã Phú Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) hỏi nhà ông Lê Hồng Điệp hầu như ai cũng biết, bởi ông là người đầu tiên mang cây thanh long ruột đỏ về, mở ra cơ hội làm giàu cho bà con ở xã miền núi này. Nhiều người dân địa phương ví ông Điệp "có công mài sắt" có ngày nên trang trại "rồng xanh".
-
Đến xã Phú Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) hỏi nhà ông Lê Hồng Điệp hầu như ai cũng biết, bởi ông là người đầu tiên mang cây thanh long ruột đỏ về, mở ra cơ hội làm giàu cho bà con ở xã miền núi này. Nhiều người dân địa phương ví ông Điệp "có công mài sắt" có ngày nên trang trại "rồng xanh".
-
Người dân ở xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy, Kon Tum vẫn gọi ông Lê Xuân Phục (63 tuổi) là lão nông tài ba. Bởi ông có tài “biến” hơn 2ha đất đá sỏi thành khu vườn thanh long ruột đỏ; tự chế biến ra món rượu thanh long sạch và “hô biến” vườn cây ăn quả thành khu du lịch sinh thái homestay.
-
Liên tục trong vài tháng gần đây, giá thanh long tăng cao nhất từ trước đến nay, với giá 25.000 đồng/kg (ruột trắng) và 55.000 đồng/kg (ruột đỏ) và đang giữ ổn định do nguồn cung khan hiếm nên người trồng thanh long ở các tỉnh Tiền Giang, Long An đang rất phấn khởi…