Trồng thanh long ruột đỏ
-
Những năm gần đây, nhiều hộ dân tại tỉnh Sơn La đã mạnh dạn đầu tư công sức, tiền của trồng cây ăn quả để thay thế cho cây ngô, cây lúa kém hiệu quả theo các mô hình hợp tác xã. Với cách làm này, thu nhập của người nông dân tăng lên qua từng năm, nhiều hộ gia đình đã có thu nhập vài trăm triệu mỗi năm.
-
Không những là người đầu tiên đưa giống thanh long ruột đỏ về trồng tại địa phương, mà Tống Văn Chiến (bản Bãi Sở, xã Tam Quang, huyện Tương Dương, Nghệ An) còn hỗ trợ, giúp đỡ cho hơn 30 hộ gia đình trong bản trồng cây thanh long ruột đỏ để cùng nhau xóa đói, giảm nghèo làm giàu bền vững.
-
Sau thời gian dài gắn bó với cây thanh long ruột đỏ, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, ông Lê Văn Chín - Giám đốc HTX Thanh long Quê Mỹ Thạnh (xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An), quay lại canh tác thanh long theo hướng thuận tự nhiên với mong muốn đưa trái thanh long sạch đến tay người tiêu dùng.
-
Thanh long ruột đỏ Sơn La có vị ngọt, thanh mát. Mấy năm gần đây, loại quả này đã giúp nhiều gia đình ở huyện Mai Sơn thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
-
Nhờ chuyển đổi sang trồng thanh long ruột đỏ mà người dân xã Nam Hà (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã có thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm, hướng đến xây dựng hình ảnh đặc sản trong chương trình mỗi xã một sản phẩm của địa phương.
-
Gác lại những năm tháng của một người thầy giáo trẻ, anh Mai Văn Công (sn 1987) ở xóm 6, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đã quyết định xin thôi việc. Anh về quê nhà chuyên tâm thực hiện giấc mơ làm giàu từ trồng thanh long. Hiện, anh đã gây dựng được vườn thanh long ruột đỏ lên tới hơn 500 trụ, mỗi năm thu về cả trăm triệu đồng.
-
Ông Trần Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Hậu Lộc, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) nói giọng thật vui: “Cây thanh long đã và đang mang lai hiệu quả kinh tế rất cao và bền vững. Nhiều hộ đã trở thành triệu phú nên gọi loại cây này là cây “phát tài”.
-
Theo Sở NNPTNT tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2008 – 2017, tỉnh này đã đào tạo nghề cho gần 50.000 lao động nông thôn; thông qua công tác đào tạo nghề đã hình thành hàng trăm mô hình kinh tế cho nguồn thu từ 500 triệu đồng đến vài chục tỷ đồng/năm.
-
Ông Nguyễn Ngọc Lương - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị cho biết, toàn bộ dự án có 13 hộ tham gia trên diện tích 2,6ha, kinh phí đối ứng từ người dân là 904 triệu đồng, kỹ thuật trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP.
-
Dự án của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ trồng thanh long ruột đỏ tại tỉnh Quảng Trị. Việc người dân hưởng ứng cùng sự tận tình hỗ trợ của cán bộ dự án đang hứa hẹn cho những vụ mùa thanh long bội thu ở vùng đất được mệnh danh “chảo lửa”.