Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo SCMP, giá trị các dự án đầu tư mới tại 61 quốc gia trong sáng kiến Sáng kiến Vành đai Con đường đã giảm 13% xuống còn 126 tỷ USD vào năm 2018 so với năm trước và đã giảm thêm 6,7% tính đến tháng 8.2019, theo một báo cáo của Gavekal Dragonomics. Giá trị các hợp đồng hiện tại cũng giảm 4,2% trong 8 tháng đầu năm 2019.
Điều này một phần là do phần vốn có sẵn để đầu tư vào các quốc gia nước ngoài đã giảm mạnh. Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế được công bố vào tháng 7 cho thấy thặng dư của tài khoản Trung Quốc ở nước ngoài đã giảm xuống mức con số 0, mức thấp nhất kể từ năm 2012.
Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước Trung Quốc cũng thận trọng hơn trong cho vay các dự án theo chiến lược phát triển thương mại toàn cầu. Một số quốc gia như Myanmar, Sierra Leone và Tanzania, cũng không muốn vay một khoản tiền lớn của Trung Quốc do lo ngại nợ nần, trong khi một số nước khác đã giảm các khoản vay theo kế hoạch hoặc thậm chí hủy bỏ các dự án không phù hợp, báo cáo của Gavekal Dragonomics cho biết.
Trung Quốc chỉ thông qua hai khoản vay liên quan đến sáng kiến vành đai và con đường có trị giá trên 1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019. Đó là hai dự án trị giá 1,2 tỉ USD ở Ai Cập và 2,5 tỉ USD ở Pakistan.
Theo công ty theo dõi đầu tư toàn cầu Trung Quốc từ Viện doanh nghiệp Mỹ, Trung Quốc đã thông qua 46 khoản vay trị giá hơn 1 tỷ USD cho các dự án đầu tư ở nước ngoài vào năm 2016, với con số này giảm xuống còn 28 vào năm ngoái.
“Trung Quốc kiểm soát tài chính chặt chẽ hơn và kiểm soát dự án nghiêm ngặt, cũng buộc công ty xây dựng Trung Quốc phải thận trọng hơn”, Tom Miller, một nhà phân tích cao cấp tại Gavekal Dragonomics và là tác giả của báo cáo cho biết. Mặt khác, các quốc gia trên thế giới cũng thận trọng hơn khi đồng ý với các dự án do Trung Quốc tài trợ, vì muốn tránh bị ràng buộc tài chính với Bắc Kinh.
Báo cáo của các tổ chức khác cũng cho thấy hoạt động đầu tư và xây dựng của Trung Quốc ở nước ngoài trong nửa đầu năm 2019 đã giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Các dự án mới phải rất khó khăn mới được thông qua, theo báo cáo của Derek Scissors, học giả của Trung tâm theo dõi đầu tư toàn cầu Trung Quốc từ Viện doanh nghiệp Mỹ.
Scissors nói các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc vẫn đang xuất nguyên liệu ra nước ngoài xây đường cao tốc, nhà máy xi măng ở các nước đang phát triển, nhưng với quy mô nhỏ hơn thời điểm năm 2016.
“Vấn đề nằm ở sự cân bằng cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái ở mức thấp khiến Trung Quốc ngần ngại trong việc sử dụng tiền mặt để đầu tư các dự án xây dựng”, Scissors nói.
Bản thân Trung Quốc cũng đã nhận ra một số dự án khiến cho các nước đang phát triển ngập trong nợ, không có khả năng chi trả. Bắc Kinh cũng cam kết cải thiện tính bền vững tài chính đối với các quốc gia nhận được khoản đầu tư lớn trong một thời gian ngắn.
“Vấn đề là các biện pháp của Trung Quốc sẽ có tác động như thế nào trên thực tế. Nó sẽ không diễn ra một cách trôi chảy bởi luôn có rủi ro tồn tại và cả những vương mắc trong vấn đề bảo hộ công ty nhà nước”, nhà nghiên Alex He nói.
Đa số các dự án trong Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc ở nước ngoài sử dụng năng lượng hiệu quả thấp...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.