Quân đội Trung Quốc
Gần đây Trung Quốc đang thực hiện cải cách đổi mới và tái cơ cấu quân đội. Một trong những kế hoạch phát triển quan trọng nhất là thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài, tại Djibouti, châu Phi.
Hiện tại có nhiều suy đoán Trung Quốc đã có hợp đồng 10 năm tại Djibouti, mặc dù Trung Quốc vẫn chưa lên tiếng xác nhận chi tiết
Theo đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc, "Cơ sở hỗ trợ quân sự" này được xây dựng để "phục vụ hậu cần tốt hơn và bảo vệ lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc ở vịnh Aden, ngoài khơi Somalia và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo của LHQ, bao gồm chống cướp biển.
Ngoài ra, căn cứ này cũng khá gần căn cứ của Mỹ tại châu Phi, cũng nằm ở Djibouti.
Vào thứ 7 vừa rồi, Trung Quốc công bố rằng ngân sách quốc phòng nước này sẽ tăng 7,6% trong năm 2016, chậm hơn năm ngoái, nhưng thực tế có lẽ con số sẽ cao hơn nhiều.
Tháng 9.2015, Trung Quốc thông báo cắt giảm 300.000 binh sĩ. Quân Giải phóng nhân dân (PLA) vẫn ở con số khổng lồ 2 triệu người, nhưng dự đoán sẽ có thêm nhiều sĩ quan quân đoàn, bao gồm cả cán bộ chính trị sẽ tiếp tục vào tầm ngắm. Đây chỉ là bước nhỏ trong chương trình chuyển đổi trong hai năm nhằm tái cơ cấu quân đội.
Pháo binh Trung Quốc
Riêng trong tháng 2.2016, Trung Quốc đã thực hiện điều chỉnh 7 quân khu trước đây xuống thành 5 (đông, tây, nam, bắc, trung ương), một số cơ quan quản lý vũ khí, hậu cần, nhân sự và chính trị được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Ủy ban Quân sự Trung ương.
Và hiện tại đang có nhiều nỗ lực để Quân đội Giải phóng Nhân dân từ một tổ chức độc lập trở nên tương tác tốt hơn với các lực lượng khác như hải quân, không quân và pháo binh để thống nhất hoạt động. Có thể thấy những việc này không nhằm đặt quân đội hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng thay vì chủ yếu tự vận hành như trước.
Doanh số bán vũ khí của Trung Quốc đã gần gấp đôi trong thâp kỷ qua, đồng thời nước này đang trở thành nhà sản xuất lớn nhất sau Mỹ và Trung Quốc. Tháng trước tại hội chợ vũ khí ở Singapore, Trung Quốc đã đem máy bay chiến đấu J-10 tới tiếp thị cho các thị trường tiềm năng như Pakistan, Iran hay Syria.
Khả năng bán vũ khí không chỉ là nguồn thu mà còn thể hiện sức ảnh hưởng của quân đội trên toàn cầu, đồng thời củng cố các liên minh chính trị.
Năm 2012, lần đầu tiên Trung Quốc tự sản xuất tàu sân bay bằng cách dựa trên mẫu cũ của Liên Xô, và điều phối thành công việc hạ cánh máy bay J-15. Hiện tàu sân bay thứ hai đang trong kế hoạch xây dựng. Đây là dấu hiệu cho việc phát triển hải quân, nhằm hoạt động trên khắp các đại dương. Vài năm trước việc mua tàu sân bay dường như hơi thừa thãi nhưng thực tế nằm trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu.
Với những động thái này, Trung Quốc đang từng bước thể hiện vị trí siêu cường quốc. Sự chuyển dịch có tính lịch sử và ý thức hệ đáng kể.
Máy bay J-10
Gần đây, Quân đội TQ cũng tập trung vào các vấn đề liên quan tới biên giới. Tất cả nhằm giành lấy vị trí trên trường quốc tế đồng thời thu hút lòng dân.
Không thể khẳng định đây là một Trung Quốc "trỗi dậy hòa bình" - tập trung vào quyền lực mềm và tránh đối đầu trực tiếp như các học giả Trung Quốc giải thích. Rõ ràng Trung Quốc muốn cạnh tranh với Mỹ không chỉ trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, bằng những yêu sách phi lý ở Biển Đông và xây dựng đảo trái phép nhằm thử phản ứng quốc tế.
Tuy nhiên, việc nâng cao sức mạnh quân sự kèm theo việc "mở rộng lãnh thổ" bất hợp pháp này sẽ dễ khiến Trung Quốc thất bại. Quân đội nước này không tham gia thực chiến đã gần 40 năm, chưa kể về hoạt động và kỹ thuật đã có nhiều thay đổi. Mất mát trong quân sự sẽ khiến vị trí của chế độ càm quyền bị lung lay.
Từ đó có thể tháy rằng chính phủ Trung Quốc đang tham vọng trở thành siêu cường, nhưng có vẻ như đang đi theo con đường khá mạo hiểm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.