Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Mỹ.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), vụ đánh cắp thông tin diễn ra trong tháng 1 và tháng 2 năm nay. Thông tin mật bị lộ bao gồm cả dự án chế tạo tên lửa chống hạm siêu thanh sử dụng trên tàu ngầm vào năm 2020.
Khối lượng thông tin bị đánh cắp khá đồ sộ, lên tới 614GB, liên quan đến dự án “Rồng Biển” và nhiều thông tin liên quan đến hệ thống radar, cảm biến và mã hóa dữ liệu.
Thông tin bị đánh cắp được coi là có thể đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ. Hải quân Mỹ hiện vẫn đang điều tra vụ việc, cùng với sự giúp đỡ của FBI.
“Mỹ dựa vào hệ thống bảo mật cao để bảo vệ các thông tin nhạy cảm nhất về phương hướng phát triển quốc phòng. Nếu các thông tin này bị lộ, đối phương sẽ hưởng lợi lớn trong khi đây là bước lùi đối với quân đội Mỹ”, chuyên gia James Stavridis, cựu Đô đốc trong liên minh NATO nói.
Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận.
“Rồng Biển” là dự án chế tạo tên lửa siêu thanh chống hạm và nâng cấp vũ khí cho hải quân Mỹ. Dự án bắt đầu từ năm 2012 và đã tiêu tốn 300 triệu USD ngân sách tính tới thời điểm năm 2015. Mỹ có kế hoạch thử nghiệm tên lửa dưới nước vào tháng 9 tới.
Trong những năm qua, Trung Quốc được cho là nhiều lần xâm nhập, đánh cắp dữ liệu quân sự Mỹ để rút ngắn khoảng cách về công nghệ quốc phòng.
Trung Quốc được cho là thu thập bản thiết kế chiến đấu cơ tàng hình F-35, tên lửa phòng không Patriot PAC-3, tàu đổ bộ ven bờ và các tàu nổi cỡ nhỏ của Mỹ.
Trong một số trường hợp, Trung Quốc đã sản xuất hàng loạt thiết bị nhái giống hệt của Mỹ, bao gồm máy bay không người lái.
Trong quá khứ, Liên Xô cũ và Nga ngày nay từng nhiều lần thu thập được vũ khí Mỹ và mổ xẻ các loại vũ khí này để...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.