Trung Quốc là lý do khiến ông Trump vội vàng muốn mua đảo Greenland?

Đăng Nguyễn - SCMP Chủ nhật, ngày 01/09/2019 10:55 AM (GMT+7)
Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra ý tưởng mua đảo Greenland từ Đan Mạch được cho là phản ánh sự lo ngại ở Washington đối với động thái gần đây của Trung Quốc.
Bình luận 0


Theo SCMP, trong vài năm qua, cả đảo Greenland và Faroe thuộc Đan Mạch đều không ngừng quay sang Trung Quốc để tìm kiếm thỏa thuận thương mại, giúp Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng ở khu vực chiến lược được coi là sân sau của châu Âu, Bắc Mỹ và Nga.

Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đặc biệt quan ngại về đảo Greenland vì đây là nơi Mỹ duy trì căn cứ quân sự Thule. Căn cứ này là mạng lưới phóng thủ đầu tiên của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh.

Ngày nay, hòn đảo vẫn đóng vai trò chiến lược quan trọng cho hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo. Đây là đường bay ngắn nhât.

“Mặc dù khó có thể đoán chính xác ý định của ông Trump, nhưng Tổng thống Mỹ có thể đã nghĩ đến Trung Quốc khi đặt vấn đề mua đảo Greenland”, một nhà ngoại giao ở Bắc Kinh nói, theo SCMP.

Hồi tháng 5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Nga và Trung Quốc đang nhòm ngó Bắc Cực, mô tả hành động của Trung Quốc là khiêu khích.

Năm 2017, Greenland đã ngỏ ý muốn công ty nhà nước Trung Quốc xây hai sân bay. Chính phủ Đan Mạch sau đó phải can thiệp, trực tiếp rót tiền từ ngân sách công, thay vì để Trung Quốc tham gia dự án.

“Không còn nghi ngờ gì về việc chính sách đối ngoại và an ninh của Mỹ ngày càng coi Greenland là vùng đất chiến lược”, Andreas Bøje Forsby, nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch, nhận định. “Đề xuất mua đảo Greenland của Mỹ có thể được hiểu là thông điệp cảnh báo Nga và Trung Quốc, rằng hòn đảo có vị thế chiến lược đối với Mỹ”.

Không chỉ Greenland, đảo Faroe thuộc Đan Mạch cũng ngày càng mở rộng hợp tác thương mại với Trung Quốc. Mặc dù là một phần của Đan Mạch, đảo Faroe lại không được coi là thuộc châu Âu nên không được hưởng các ưu đãi về thương mại.

Đó là cơ sở để Trung Quốc nhảy vào đầu tư ở hòn đảo có 52.000 người sinh sống này. Huawei đang là nhà cung cấp viễn thông chính cho hòn dảo trong 4 năm qua và có kế hoạch phủ sóng 5G trên đảo.

Trong khi đó, với số dân 56.000 người, Greenland là một trong những đối tác thương mại nhỏ bé nhất của Trung Quốc. Trong 7 tháng đầu năm 2019, kim ngạch thương mại ước tính đạt 126 triệu USD.

Trung Quốc hiện chỉ nhập khẩu cá từ Greenland, nhưng đã bày tỏ quan tâm đến nguồn tài nguyên, khoáng sản chưa khai thác trên đảo.

Năm nay, Trung Quốc đang mở rộng đầu tư vào Kvanefjeld, một trong những mỏ đất hiếm và uranium lớn nhất thế giới ở Greenland.

Anders Rasmussen, cựu Thủ tướng Đan Mạch, nói hồi tháng trước rằng vùng biển Bắc Cực đang trở thành cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. “Cả Nga và Trung Quốc đều rất muốn mở rộng tầm ảnh hưởng đến Greenland và rộng hơn là cả khu vực Bắc Cực”, Rasmussen nói.

Cuộc sống ở hòn đảo lớn nhất thế giới có thể trở thành lãnh thổ Mỹ

Xin lỗi Tổng thống Mỹ Donald Trump, đảo Greenland không phải để bán. Đó là tuyên bố của chính quyền trên đảo, sau khi...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem