Trung Quốc nâng hàng rào kiểm soát nông sản nhập khẩu vào năm 2022, Bộ NNPTNT nói gì?

K.Nguyên Thứ ba, ngày 05/10/2021 18:49 PM (GMT+7)
Từ ngày 1/1/2022, thị trường Trung Quốc sẽ áp dụng nhiều biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu ngày càng chặt chẽ. Trước tình hình đó, tại cuộc họp báo thường kỳ quý III năm 2021, Bộ NNPTNT cho biết, sẽ tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung Quốc về đóng gói, mã số vùng trồng,...
Bình luận 0


Theo ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NNPTNT), gần đây thị trường Trung Quốc liên tục gia tăng các biện pháp về quản lý an toàn thực phẩm.

Nhiều thị trường, trong đó có Trung Quốc tăng cường kiểm tra hàng nông sản nhập khẩu

Theo Cục Quản lý chất lượng nông Lâm sản và Thuỷ sản (Bộ NNPTNT), thời gian gần đây, một số thị trường, trong đó có Trung Quốc tăng cường kiểm soát hàng đông lạnh của Việt Nam (bao bì, bề mặt tiếp xúc với thực phẩm); xét nghiệm Covid-19 đối với sản phẩm, bao bì nhập khẩu; số lô hàng bị cảnh báo gia tăng. 

Đáng chú ý đã diễn ra tình trạng, nước nhập khẩu không thực hiện thanh tra thực tế dẫn đến chậm bổ sung cơ sở vào Danh sách được phép xuất khẩu hoặc giải quyết vướng mắc.

"Bên cạnh đó, nhiều thị trường tăng cường kiểm tra các chỉ tiêu bệnh như Trung Quốc, Australia, Hàn Quốc, Đài Loan, Inddonesia; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến như Trung Quốc, Brazil. Một số nước áp dụng các chuẩn mực riêng như Nga, Brazil. Ngoài ra, một số thị trường còn cấm, hạn chế thủy sản Việt Nam", Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thuỷ sản nêu một thực tế.

Cục Bảo vệ thực vật cũng đánh giá, xu hướng gia tăng bảo hộ sản xuất nông nghiệp đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trong những năm gần đây, dẫn đến các nước nâng cao rào cản kỹ thuật.

 Các quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu và an toàn thực phẩm ngày càng trở nên khắt khe. 

Nông sản Việt tìm cách vượt khó  - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp làm thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: QLTT

Thúc đẩy mở cửa thị trường, bổ sung các sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc

Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng ngày càng cao.

Một số chuyên gia nông nghiệp nhận định, nhằm vượt qua các rào cản kỹ thuật ngày càng nhiều, phát triển XK nông sản bền vững, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc, các địa phương cần tổ chức lại sản xuất, đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, giá trị gia tăng cao, đặc biệt là công tác truy xuất nguồn gốc.

Theo ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam - Bộ NNPTNT), gần đây thị trường Trung Quốc liên tục gia tăng các biện pháp về quản lý an toàn thực phẩm. 

Ngay sau khi nhận được thông tin thì Văn phòng SPS đã triển khai đến các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật của Bộ NNPTNT, Bộ Y tế, Bộ Công Thương.

Nông sản thu 35,5 tỷ USD, giữ vững tăng trưởng dương

Báo cáo tại Họp báo thường kỳ quý 3/2021 của Bộ NNPTNT sáng 5/10/2021, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NNPTNT) đánh giá, 9 tháng năm 2021 ngành nông nghiệp phát triển tương đối tốt trên tất cả các lĩnh vực.

"Vai trò “trụ đỡ” nền kinh tế của ngành được nhìn thấy rất rõ trong năm 2020 cũng như 9 tháng năm 2021, xuất khẩu là điểm sáng toàn ngành" - ông Việt nhấn mạnh.

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ NNPTNT, trong tháng 9/2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 3,5 tỷ USD, giảm 7,6% so với tháng 9/2020 nhưng tăng 4,8% so với tháng 8/2021.

Tính chung 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, đạt trên 10,2 tỷ USD (chiếm 28,6% thị phần); đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc đạt gần 6,8 tỷ USD (chiếm 19,1% thị phần); thứ 3 là thị trường Nhật Bản với trị giá xuất khẩu đạt trên 2,4 tỷ USD (chiếm 6,8%); thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với trị giá xuất khẩu đạt khoảng 1,6 tỷ USD (chiếm 4,3%).

Ông Việt nhận định, đóng góp vào tăng trưởng toàn ngành 9 tháng năm 2021 chủ yếu là lĩnh vực trồng trọt.

Ngày 21/9, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã ký văn bản giao Văn phòng SPS phối hợp với các bộ ngành triển khai các hướng dẫn thực thi. 

Đến ngày 28/9, Văn phòng SPS đã hoàn thiện dự thảo 20 trang liên quan đến 5 nhóm thay đổi theo lệnh mới của Hải quan Trung Quốc, bao gồm kiểm soát các doanh nghiệp nhập khẩu, kiểm soát thủ tục hồ sơ nhập khẩu cũng như các quy định đánh giá rủi ro khi tham gia nhập khẩu của các nước cũng như nhập khẩu vào Trung Quốc.

"Theo quy định của luật SPS, các quốc gia đều có quyền đưa ra các biện pháp để bảo vệ sức khỏe người dân cũng như bảo vệ thế giới động thực vật của mỗi thành viên WTO nhưng phải theo thông lệ quốc tế và phải có căn cứ khoa học hoặc đánh giá rủi ro. 

Vì vậy Văn phòng SPS cập nhật các thông tin này để thông báo đến các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp kịp thời có phương án giải quyết. Từ khi gia nhập WTO đến nay, theo tổng hợp của SPS thì có trên 5.000 lượt thông báo liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, trong đó chủ yếu là thông báo từ các thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ" - ông Nam nói. 

Trung Quốc nâng hàng rào kiểm soát nông sản nhập khẩu vào năm 2022, Bộ NNPTNT nói gì? - Ảnh 4.

Sầu riêng là một trong những hàng hóa nông sản của Đắk Lắk được thị trường Trung Quốc ưa chuộng.

Để đáp ứng những thay đổi trong biện pháp kiểm soát thực phẩm nhập khẩu của Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, thời gian tới, Bộ NNPTNT xác định sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương thúc đẩy mở cửa thị trường, bổ sung các sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc (sầu riêng, khoai lang, chanh leo, na, bưởi, tổ yến) vào nội dung các cuộc đàm phán lãnh đạo cấp cao giữa hai nước.

 Đồng thời, đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc duy trì công nhận các vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở bao gói, chế biến nông sản, thủy sản đã được Trung Quốc cho phép xuất khẩu sau thời điểm Lệnh 248 (ban hành "quy định về quản lý đăng ký DN sản xuất thực phẩm nước ngoài NK vào Trung Quốc"), Lệnh 249 (ban hành các "biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của Trung Quốc") có hiệu lực (ngày 1/1/2022).

Bên cạnh đó, Bộ NNPTNT cũng sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, hiệp hội ngành hàng, DN thực hiện đáp ứng các quy định của phía Trung Quốc tại Lệnh 248, Lệnh 249 có hiệu lực; hướng dẫn đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc theo quy định mới về đảm bảo về tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại nông sản.

Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức họp báo thường kỳ quý III năm 2021

Ngày 5/10, Thứ trưởng Bộ NNPTNT đã chủ trì buổi họp báo thường kỳ quý III năm 2021.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến: Không có căn cứ khẳng định SARS-CoV-2 lây nhiễm từ thùng hàng thanh long - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì buổi họp báo thường kỳ quý III năm 2021 ngày 5/10. Ảnh: TQ

Ngày 16/9, chính quyền huyện Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) thông báo tạm dừng thông quan nhập khẩu đối với mặt hàng thanh long của Việt Nam qua khu vực cầu phao tạm Đông Hưng 7 ngày, từ ngày 15 đến ngày 21/9 do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì bọc quả thanh long và thùng các-tông đựng thanh long nhập khẩu từ Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng: Khi xuất lô hàng thanh long từ Tiền Giang sang Trung Quốc, địa phương này không có ca F0 (ca nhiễm SARS-CoV-2) thì không có lý do gì lô hàng này nhiễm SARS-CoV-2 ở đây. Trong quá trình trung chuyển, hai lần qua các cảng của Trung Quốc, Tổng cục Hải quan của nước này cũng khẳng định điều đó.

"Đến nay, các tổ chức như OIE (Tổ chức Thú y thế giới), FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) cũng đã khẳng định chưa có căn cứ khoa học nào chứng minh nhiễm SARS-CoV-2 từ thực vật, nông sản sang người", ông Tiến nói.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định: Không có căn cứ khẳng định SARS-CoV-2 lây nhiễm từ thùng hàng thanh long.

Trao đổi về vấn đề hàng rào kỹ thuật các thị trường yêu cầu với nông sản xuất khẩu của Việt Nam, ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp Quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) cho biết, hiện các thị trường đang đặt ra các rào cản, trong đó có thị trường Trung Quốc.

Từ khi gia nhập WTO đến nay, theo tổng hợp của SPS thì có trên 5.000 lượt thông báo liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, trong đó chủ yếu là thông báo từ các thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến: Không có căn cứ khẳng định SARS-CoV-2 lây nhiễm từ thùng hàng thanh long - Ảnh 3.

Việt Nam là đối tác cung cấp thanh long lớn nhất, chiếm 99,99% tổng lượng thanh long nhập khẩu của Trung Quốc.(Ảnh: Người dân Bình Thuận thu hoạch xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc). Ảnh: Đông Hưng

Tuy nhiên theo quy định của luật SPS, các quốc gia đều có quyền đưa ra các biện pháp để bảo vệ sức khỏe người dân cũng như bảo vệ thế giới động thực vật của mỗi thành viên WTO. Vì vậy Văn phòng SPS cập nhật các thông tin này để thông báo đến các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp kịp thời có phương án giải quyết.

Riêng về thị trường Trung Quốc, gần đây thị trường này liên tục gia tăng các biện pháp về quản lý an toàn thực phẩm. Ngay sau khi nhận được thông tin thì Văn phòng SPS đã triển khai đến các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật của Bộ NNPTNT, Bộ Y tế, Bộ Công Thương.

Ngày 21/9, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã ký văn bản giao Văn phòng SPS phối hợp với các bộ ngành triển khai các hướng dẫn thực thi hiệp định này.

Đến ngày 28/9, Văn phòng SPS đã hoàn thiện dự thảo 20 trang liên quan đến 5 nhóm thay đổi theo lệnh này, bao gồm kiểm soát các doanh nghiệp nhập khẩu, kiểm soát các thủ tục về hồ sơ nhập khẩu cũng như các quy định về đánh giá rủi ro khi tham gia nhập khẩu của các nước cũng như nhập khẩu vào Trung Quốc.

Hết hôm nay, SPS sẽ nhận được các ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan, trên cơ sở đó sẽ tổng hợp và trình lãnh đạo Bộ ban hành.

Theo ông Nam, dự kiến trong tháng 10 Văn phòng sẽ phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị trực tuyến trên toàn quốc để hướng dẫn các doanh nghiệp về các thủ tục đăng ký, chấp hành các quyền của hai lệnh mà Hải quan Trung Quốc áp du. Lệnh của thị trường Trung Quốc áp dụng với tất cả các quốc gia khi nhập khẩu vào nước này.

Giải pháp tổng thể, Văn phòng SPS Việt Nam đã chủ động trình lãnh đạo Bộ, trình Thủ tướng xin ý kiến về việc xây dựng đề án nâng cao năng lực thực thi các nhiệm vụ của các SPS, WTO, các cam kết khác khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do khác.

Hy vọng cuối năm 2021 Bộ NNPTNT sẽ trình Thủ tướng ban hành đề án này, để các doanh nghiệp thích ứng được với sự thay đổi SPS của các thị trường, góp phần thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem