Trung Quốc “ngấm đòn” trừng phạt của Mỹ, nên nhận thua ông Trump?

Đăng Nguyễn - SCMP Thứ sáu, ngày 10/08/2018 17:55 PM (GMT+7)
Chuyên gia Xu Yumiao cho rằng Trung Quốc nên học theo châu Âu, Nhật Bản để đối thoại trực tiếp với Tổng thống Mỹ Donald Trump và chấp nhận từ bỏ niềm kiêu hãnh để chiến tranh thương mại kết thúc trong êm đẹp.
Bình luận 0

img

Giới quan sát cho rằng Trung Quốc đang hụt hơi trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), nội bộ Trung Quốc đang có những mâu thuẫn trong bối cảnh Bắc Kinh bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh thương mại với Washington.

Dường như chiến thuật cứng rắn đã không đem lại tác dụng, và đó là lý do Bắc Kinh cần phải thay đổi, theo chuyên gia Trung Quốc Xu Yimiao.

Đối đầu thương mại trực tiếp với Mỹ không phải là con đường để Trung Quốc giành chiến thắng, ông Xu nhận định. Đó là bởi Mỹ những năm qua bị thâm hụt thương mại Mỹ-Trung đến mức kỷ lục, nên Washington hoàn toàn có thể áp thuế với 500 tỷ USD hàng hóa nhập vào Mỹ. Ngược lại số hàng hóa Mỹ để Trung Quốc có thể áp thuế nhỏ hơn nhiều.

Chiến lược liên minh với châu Âu hay các quốc gia khác để cô lập Mỹ cũng không có tác dụng, ông Xu nói. Cuối tháng trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker có chuyến thăm đến Washington.

Mỹ và EU sau đó đạt được thỏa thuận thương mại về việc EU mua thêm hàng hóa Mỹ và Mỹ ngừng kế hoạch tăng thuế nhằm vào châu Âu. Như vậy, châu Âu hoàn toàn không có lý do để ngả về Trung Quốc, đối đầu thương mại với Mỹ, ông Xu nhận định.

img

Hợp tác Mỹ-Trung mới là điều Trung Quốc hướng đến.

Các nhà quan sát Trung Quốc ngay lập tức cảm thấy lo ngại bởi hiện tại chỉ còn duy nhất Trung Quốc đối đầu với Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Tháng trước, EU và Nhật Bản đánh dấu bước tiến với chính quyền Trump.

Mexico cũng tự tin sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận với Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump còn nhắc đến khả năng gặp người đồng cấp Iran Hassan Rouhani. Như vậy, Trung Quốc là quốc gia duy nhất không đạt được bước tiến nào với Mỹ.

Mặc dù vẫn có khả năng chính quyền Trump sẽ tiếp tục nhắm đến các quốc gia khác, nhưng điều đó không có nghĩa là quốc gia đó sẽ ủng hộ lập trường của Trung Quốc.

Bởi trên khắp châu Âu, từ Berlin cho đến London đều đang siết chặt đầu tư từ Trung Quốc với lý do an ninh quốc gia. Đây được coi là động thái nối tiếp luật quốc phòng NDAA mới được quốc hội Mỹ thông qua hồi đầu tháng này.

Chính điều này đã khiến nội bộ Trung Quốc tranh cãi nảy lửa về việc tiếp tục đối đầu hay hòa hoãn với Mỹ. Những người chủ trương hòa hoãn cho rằng, Trung Quốc thành công như ngày nay chính là bởi chính sách kinh tế toàn cầu mà Mỹ và các đồng minh lập nên.

img

Trung Quốc đã thất bại trong việc lôi kéo châu Âu đứng về phía mình trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Mặc dù không ngừng đạt được thành tựu mới, nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng để tạo nên một hệ thống mới thay thế Mỹ, ông Xu nhận định. Đó là bởi Trung Quốc lệ thuộc vào Mỹ nhiều hơn là ngược lại.

Theo ông Xu, việc Bắc Kinh leo thang căng thẳng với Washington trong thời gian qua là vì Trung Quốc đã đánh giá quá thấp Mỹ. Cho đến bây giờ, giới tinh hoa ở Bắc Kinh dường như đã hiểu rõ tình hình trở nên nghiêm trọng ra sao, và bắt đầu có những đề xuất thay đổi.

Theo chuyên gia Xu, những gì Trung Quốc cần làm là thuyết phục Tổng thống Mỹ Donald Trump ngồi vào bàn đàm phán như châu Âu, Nhật Bản và Mexico đã làm.

Để làm được điều này, Trung Quốc có thể phải nhận thua với ông Trump, bởi Tổng thống Mỹ sẽ cần một điều kiện gì đó mang tính biểu tượng cho sự chiến thắng.

Dĩ nhiên, để ông Trump tuyên bố chiến thắng là điều khó khăn với Trung Quốc, nhưng đó có lẽ là cách tốt nhất cho đến thời điểm hiện tại để chấm dứt những tổn thất và tiếp tục phát triển, ông Xu kết luận.

Kịch bản chiến tranh Mỹ-Trung khốc liệt vào năm 2030

Căng thẳng Mỹ-Trung thời gian qua đang có chiều hướng leo thang, sau mâu thuẫn liên quan đến thương mại và việc Trung Quốc...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem