Trung Quốc thực sự nhắm diệt tàu chiến Mỹ ở Biển Đông?

Đăng Nguyễn - The Drive Thứ sáu, ngày 11/01/2019 10:55 AM (GMT+7)
Tàu chiến Mỹ và Trung Quốc năm 2018 đã có những màn rượt đuổi trên BIển Đông, nhưng động thái mới của Trung Quốc với tên lửa DF-26 cho thấy nước này muốn đánh chìm tàu chiến Mỹ hơn là xua đuổi.
Bình luận 0

img

DF-26 là mẫu tên lửa đạn đạo Trung Quốc đe dọa trực tiếp Mỹ.

Theo The Drive, Trung Quốc đang có những động thái cứng rắn và quyết liệt hơn sau khi tàu khu trục USS McCampbell của Mỹ tiếp tục có chuyến tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông ngay đầu năm 2019.

Cụ thể, Bắc Kinh đã đưa tên lửa đạn đạo chuyên diệt tàu sân bay đến khu vực sa mạc Gobi và cao nguyên Tây Tạng. DF-26 là mẫu tên lửa đạn đạo tầm trung khai hỏa từ xe phóng, chính thức được Trung Quốc đưa vào sử dụng năm 2018. Mẫu tên lửa này có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.

DF-26 được cho là có tầm bắn khoảng 4.000km, đủ để bao phủ toàn bộ Biển Đông ngay cả khi được đưa đến miền trung và tây Trung Quốc. Các xe phóng giúp đơn vị tên lửa Trung Quốc chuyển DF-26 về phía đông trong thời gian ngắn nếu cần thiết.

img

Các tên lửa DF-26 được Trung Quốc đưa vào sử dụng năm 2018.

Phóng tên lửa đạn đạo từ sâu trong lãnh thổ Trung Quốc cũng giúp làm giảm khả năng tên lửa sớm bị đối phương đánh chặn. Trong giai đoạn đầu tiên, tên lửa đạn đạo dễ bị đánh chặn nhất vì bay chậm và tạo ra nhiệt độ lớn.

Tên lửa cũng có thể đổi hướng giữa hành trình, giúp tăng khả năng đánh trúng mục tiêu và né tránh hệ thống phòng thủ đối phương. Theo đánh giá của The Drive, Trung Quốc được cho là muốn gửi thông điệp rằng nước này sẵn sàng dùng tên lửa đạn đạo nhắm bắn các mục tiêu là tàu chiến Mỹ tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.

Các nguồn tin cho biết, Trung Quốc đã thử khả năng đánh chặn mục tiêu giả định là tàu sân bay, tàu chiến đối phương từ sa mạc Gobi. Nhưng không rõ khả năng đánh trúng mục tiêu di động của tên lửa DF-26 đến đâu.

Video Trung Quốc đưa tên lửa DF-26 đến sa mạc Gobi và cao nguyên Tây Tạng.

Tấn công một mục tiêu di chuyển liên tục như tàu chiến ở khoảng cách hàng ngàn km là điều không hề dễ dàng, ngay cả đối với Mỹ. Việc đưa tên lửa đến vị trí quá xa cũng làm tăng thời gian cần thiết để đánh trúng mục tiêu. Điều này giúp đối phương có cơ hội phản ứng.

Điều đó không có nghĩa là DF-26 hoàn toàn vô hại trước tàu chiến Mỹ ở Biển Đông. DF-26 cũng có thể vươn tới đảo Guam, một trong những căn cứ quan trọng nhất của Mỹ ở Thái BÌnh Dương.

“Trung Quốc đang không ngừng tăng cường năng lực tên lửa đạn đạo”, văn phòng tình báo thuộc không quân Mỹ đánh giá. “Các tên lửa như DF-26 đóng vai trò quan trọng trong chương trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc”.

img

Mục tiêu giả định của tên lửa DF-26 với hình dạng và kích thước như tàu sân bay.

Ngoài phương án sử dụng tên lửa đạn đạo, Trung Quốc vẫn còn rất nhiều lựa chọn khác, như tên lửa chống hạm tầm ngắn khai hỏa ven bờ. Điều này tạo ra thách thức không nhỏ đối với hải quân Mỹ ở Biển Đông nếu xung đột nổ ra.

The Drive đánh giá, dù thế nào, tên lửa DF-26 cũng hoàn toàn phù hợp với chiến lược chống xâm nhập, chống tiếp cận (AD/A2) mà nước này đề ra, đáp trả sự xuất hiện của tàu chiến Mỹ trong khu vực.

“Các tàu chiến Trung Quốc và Mỹ đã nhiều lần hoạt động quá gần nhau. Nếu có vấn đề gì xảy ra thì đó là trách nhiệm của Mỹ”, Zhang Junshe, nhà nghiên cứu hải quân Trung Quốc đánh giá.

Cách TQ giáng đòn khủng khiếp vào tàu sân bay Mỹ gây tổn thất ”vạn người”?

11 tàu sân bay hạt nhân Mỹ hiện nay được coi là một biểu tượng quyền lực, nhưng gần đây một đô đốc của Trung Quốc...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem