Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ: Giành lại sự sống cho bệnh nhân nơi “cửa tử”

Huy Quang Thứ năm, ngày 21/01/2021 09:54 AM (GMT+7)
3 - 6 giờ ngay sau khi khởi phát đột quỵ được coi là giờ vàng để cấp cứu người bệnh, sau thời gian đó, nếu người bệnh không được tái thông các mạch não bị tắc sẽ có nguy cơ tử vong cao hoặc để lại di chứng hết sức nặng nề.
Bình luận 0

Chạy đua với thời gian cấp cứu người bệnh

Ông Phạm Đức B (63 tuổi, trú tại Hạ Hòa, Phú Thọ) được chuyển đến Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Phú Thọ trong tình trạng tỉnh, da sạm, niêm mạc hồng nhạt, sao mạch nhiều ở cổ, đồng tử hai bên đều, cơ thể đã bị liệt một nửa và liệt mặt TW phải. Có tiền sử tăng huyết áp duy trì thuốc không thường xuyên, người bệnh tự nhiên xuất hiện yếu 1/2 người kèm theo nói ngọng, nói khó, méo miệng.

Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ: Giành lại sự sống cho bệnh nhân nơi “cửa tử” - Ảnh 1.

Buổi hội chẩn của các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ Phú Thọ

Sau khi nhập viện, được chỉ định chụp cắt lớp vi tính mạch máu não 64 - 128 dãy phát hiện tình trạng nhồi máu não bán cầu trái, do tắc gốc cảnh trong vào giờ thứ 5,5 trên nền tăng huyết áp.

Theo đó, hình ảnh chụp não người bệnh xác định được vị trí tổn thương, vùng não chết và vùng não còn khả năng cứu được, các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn và quyết định can thiệp cấp cứu cho người bệnh.

Sau gần 2h đồng hồ với sự nỗ lực của kíp can thiệp, người bệnh được lấy huyết khối, mạch não được tái thông hoàn toàn. Sau can thiệp người bệnh đã hết liệt, cử động tay, chân bình thường.

Đây là một trong rất nhiều người bệnh được cứu sống nhờ được cấp cứu, điều trị thành công tại Trung tâm Đột quỵ – BVĐK tỉnh Phú Thọ.

Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ: Giành lại sự sống cho bệnh nhân nơi “cửa tử” - Ảnh 2.

Sau can thiệp, ông B có thể cử động tay chân bình thường

Mô hình hoàn chỉnh đầu tiên trong cả nước hội tụ những chuyên gia hàng đầu

TS.BS Nguyễn Quang Ân, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ - BVĐK tỉnh Phú Thọ cho biết, đột quỵ là một trong những cấp cứu y khoa khẩn cấp. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200 nghìn người bị đột quỵ mới mắc; gây tử vong đứng hàng thứ 3 và gây tàn phế đứng hàng thứ nhất.

Những năm gần đây, bệnh nhân đột quỵ có chiều hướng tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Do vậy, yêu cầu cấp thiết xây dựng một đơn vị đột quỵ chuyên sâu giúp cải thiện tỷ lệ tử vong, tăng cơ hội hồi phục tốt cho người bệnh đột quỵ được Sở Y tế Phú Thọ và BVĐK tỉnh Phú Thọ ưu tiên hàng đầu.

Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ: Giành lại sự sống cho bệnh nhân nơi “cửa tử” - Ảnh 3.

TS.BS Nguyễn Quang Ân, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa Phú Thọ điều trị cho bệnh nhân đột quỵ

Tháng 9/2018, Trung tâm Đột quỵ - BVĐK tỉnh Phú Thọ chính thức được thành lập. Đây là Trung tâm đầu tiên trong cả nước hoạt động theo một quy trình khép kín tiêu chuẩn Châu Âu và Hoa Kỳ với 3 đơn vị: Đơn vị Cấp cứu và Điều trị tích cực thần kinh - Đột quỵ, Điều trị thần kinh - Đột quỵ bán cấp và Phục hồi chức năng thần kinh - Đột quỵ.

Trung tâm đã hoạt động hiệu quả ngay từ những ngày đầu tiên, bởi khâu chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía BVĐK tỉnh Phú Thọ khi quyết định đầu tư cả về nhân lực chuyên sâu lẫn trang thiết bị hiện đại trong điều trị đột quỵ. Với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế "Tận tâm – Chuyên nghiệp – Hiệu quả" nhanh chóng ổn định tổ chức và tập trung vào công tác chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu người bệnh.

Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ: Giành lại sự sống cho bệnh nhân nơi “cửa tử” - Ảnh 4.

Trung tâm Đột quỵ Phú Thọ đã hoạt động hiệu quả ngay từ những ngày đầu tiên với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế tận tâm, chuyên nghiệp.

Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ: Giành lại sự sống cho bệnh nhân nơi “cửa tử” - Ảnh 5.

Những Chuyên gia hàng đầu tuyến Trung ương tại Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Bên cạnh đó, với sự có mặt của các Giáo sư, Phó Giáo sư đầu ngành tuyến Trung ương tham gia cố vấn định hướng, đào tạo chuyên môn đồng thời trực tiếp tham gia công tác khám chữa bệnh cho người dân ngay tại Phú Thọ như: GS.TS Nguyễn Văn Thông (Chuyên khoa thần kinh Bệnh viên Quân đội 108 - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam); Phó GS.Nguyễn Minh Hiện (Chuyên khoa thần kinh Bệnh viên Quân y 103 - Chủ tịch Hội đột quỵ miền Bắc); GS.TS Nguyễn Văn Chương (Chuyên khoa thần kinh Bệnh viên Quân y 103 - Chủ tịch Hội Chống đau Hà Nội)....

Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại - Làm chủ kĩ thuật chuyên sâu

Hằng năm tại BVĐK tỉnh Phú Thọ đã cấp cứu và điều trị cho hàng nghìn người bệnh đột quỵ. Với hệ thống trang thiết bị đồng bộ như máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla, chụp cắt lớp vi tính CT 128 dãy, chụp mạch máu DSA, máy tạo nhịp tim, hệ thống phòng can thiệp mạch GE, máy monitor theo dõi người bệnh nặng, máy điện cơ, điện não đồ, siêu âm Doppler xuyên sọ, máy truyền dịch, giường đa năng,....việc tiếp cận xử trí và điều trị bệnh nhân đột quỵ hiện nay đã phát triển mạnh, tiếp cận nhiều kỹ thuật cao, tiên tiến trên thế giới.

Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ: Giành lại sự sống cho bệnh nhân nơi “cửa tử” - Ảnh 6.

Kíp can thiệp mạch Trung tâm Đột quỵ Phú Thọ

Bệnh viện đã triển khai thường quy nhiều kỹ thuật cao đảm bao quy trình khép kín từ cấp cứu, điều trị đến phục hồi chức năng như: Tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, động mạch; can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học; đặt stent động mạch não, đặt stent động mạch cảnh; phẫu thuật định vị trong chảy máu não; phẫu thuật sọ não dưới hướng dẫn của Navigation; phẫu thuật lấy máu tụ giải chèn ép, dẫn lưu não thất; họạt động trị liệu, âm ngữ trị liệu trong phục hồi chức năng...

Hiện nay, nếu đến bệnh viện trong vòng 3 - 4,5 giờ đầu, người bệnh được điều trị bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch. Với các trường hợp đột quỵ do tắc động mạch lớn trong cửa sổ 6 giờ, bệnh nhân được lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học.

Đặc biệt từ tháng 6/2019, điều trị đột quỵ đã được mở rộng cửa sổ có thể lên tới 24 giờ ở một số trường hợp nhờ trí tuệ nhân tạo RAPID. BVĐK tỉnh Phú Thọ là bệnh viện đầu tiên trong cả nước ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ.

Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ: Giành lại sự sống cho bệnh nhân nơi “cửa tử” - Ảnh 7.

Nhờ áp dụng các kỹ thuật điều trị hiện đại, Trung tâm Đột quỵ Phú Thọ đã cứu sống gần 90% bệnh nhân đột quỵ thoát "cửa tử".

"Do đó, với các phương pháp điều trị hiện đại, khả năng bệnh nhân được cứu sống rất cao và giảm bớt những di chứng nặng nề. Thống kê cho thấy gần 90% bệnh nhân đột quỵ được cứu sống, điều trị khỏi, trong đó khoảng 50%-60% bệnh nhân có thể tự đi lại sau quá trình tập vật lý trị liệu. Đặc biệt, khoảng 20%-30% bệnh nhân có thể đi lại chỉ sau 2-3 ngày điều trị" - TS.BS Nguyễn Quang Ân chia sẻ.

Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho người bệnh, bởi lẽ khi thời gian vàng của người bệnh đột quỵ tắc mạch não chỉ từ 3 - 4,5 giờ, thay vì phải di chuyển xuống tuyến Trung ương thì giờ đây người bệnh được cứu sống ngay tại bệnh viện tuyến tỉnh. Việc rút ngắn thời gian không chỉ tăng tỉ lệ cứu sống người bệnh mà còn giảm thiểu tối đa các di chứng, thương tật có thể xảy ra.

Tất cả những kết quả trên là một minh chứng thuyết phục về tính hiệu quả của quy trình điều trị đột quỵ tại Trung tâm Đột quỵ Phú thọ và khẳng định sự tin tưởng của người dân dành cho Trung tâm. Với những bước đi vững chắc, Trung tâm Đột quỵ - BVĐK tỉnh Phú Thọ đang tự khẳng định uy tín và thương hiệu, xứng đáng là địa chỉ cấp cứu và điều trị đột quỵ tin cậy cho người dân khu vực Trung du miền núi phía Bắc.

Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ - Thời gian là não

Đường dây nóng️: 0210.655.2288.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem