Tư Mã Ý (179 - 251) là một trong những quân sư xuất chúng thời Tam quốc. Ông là đại thần của nhà Tào Ngụy. Vì vậy, ông được xem là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng.
Nổi tiếng là người túc trí đa mưu, có tầm nhìn xa trông rộng, Tư Mã Ý sớm đặt nền móng vững chắc cho hậu duệ xây dựng nhà Tây Tấn sau khi tiêu diệt nhà Tào Ngụy, thống nhất thiên hạ thời Tam quốc.
Khi "gần đất xa trời", Tư Mã Ý sắp xếp chu toàn cho chuyện hậu sự của bản thân. Ông dặn dò con cháu một số điều để bảo vệ tương lai của gia tộc.
Theo "Tấn thư tuyên đế ký", trước khi chết, Tư Mã Ý dặn dò con cháu điều đầu tiên là không được phép lập bia mộ tại nơi chôn cất của ông. Điều thứ hai mà Tư Mã Ý căn dặn hậu duệ là không trồng cây xung quanh khu mộ.
Điều thứ ba mà Tư Mã Ý dặn con cháu lúc lâm chung là không được tùy táng ông với nhiều món đồ giá trị. Điều cuối cùng là Tư Mã Ý muốn con cháu sau này không được đến mộ phần bái tế ông.
Dù không hiểu rõ vì sao Tư Mã Ý làm như vậy nhưng con cháu của vị quân sự vĩ đại này đều làm theo. Họ cho rằng, những căn dặn của Tư Mã Ý đều có ẩn ý.
Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ Tư Mã Ý căn dặn con cháu làm "4 không" trên là vì muốn bảo vệ nơi an nghỉ của mình không bị kẻ gian xâm phạm.
Sinh thời, Tư Mã Ý có vô số kẻ thù do làm đại thần của nhà Tào Ngụy. Ông lo lắng sau khi qua đời, những kẻ thù có thể tìm kiếm mộ phận của ông để phá hoại.
Do đó, Tư Mã Ý không muốn lập bia mộ, trồng cây xung quanh... để vị trí ngôi mộ được giữ kín. Nhờ vậy, nơi an nghỉ của ông sẽ không bị mộ tặc phát hiện, xâm phạm.
Quả thật, cho đến nay, vị trí ngôi mộ của Tư Mã Ý vẫn chưa được tìm thấy. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng giới chuyên gia vẫn cố gắng đi tìm nơi an nghỉ ngàn thu của nhân vật lớn thời Tam quốc này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.